Ra đòn Syria, Nga nhận những “bài học” gì

VietTimes -- Tham gia cuộc chiến Syria vào tháng 9.2015, Nga đã rút được nhiều bài học. Syria không chỉ là nơi để thử nghiệm và cải tiến các hệ thống vũ khí, Moscow còn có được những bài học về việc chỉ huy và kiểm soát đội quân của mình theo thời gian thực tại đây, theo nhà phân tích Roger N.McDermott.
Kể từ khi tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội Nga bắt đầu thực hiện các hoạt động quân sự tại Syria, chiến dịch này đã gây nên nhiều tranh cãi và chỉ trích ở mọi nơi. Nhiều chỉ trích khẳng định điều này sẽ lặp lại những sai lầm từ cuộc xung đột Liên Xô - Afghanistan (1979-1989) và có rủi ro gây ra những cuộc xung đột ủy nhiệm với những quyền lực khác trên thế giới bao gồm cả Mỹ.
Trong khi Moscow cẩn thận thực hiện các hoạt động nhắm vào việc đạt được những mục tiêu với rủi ro và tổn thất nhỏ nhất cho nước Nga, họ cũng thành công trong việc tránh những di sản trong cuộc xung đột Afghanistan. Và Bộ tham mưu Nga đã góp được những bài học kinh nghiệm từ rất nhiều các hoạt động phức hợp tại Syria cho thấy người Nga đang tiếp cận với khoa học quân sự. Không giống như bất cứ cuộc xung đột nào có từ khi Liên Xô tan rã, Moscow đã có thể sử dụng Syria như một nơi để kiểm tra các quân nhân, thiết bị, vũ khí và các hệ thống đang thử nghiệm (theo Nezavisimoye Voyennoye Obozreniye, 22.2.2018 và Technowar.ru 23.8.2017).
Tổng thống Putin đã quyết định tung quân vào Syria để hỗ trợ chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad vào tháng 9.2015.Tổng thống Putin đã quyết định tung quân vào Syria để hỗ trợ chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad vào tháng 9.2015.
Đặc trưng nổi bật nhất trong hoạt động quân sự của Nga tại Syria là họ sử dụng không lực để hỗ trợ lực lượng quân chính phủ trong khi hạn chế số lính Nga tham gia trên mặt đất. Nga cũng đạt được kinh nghiệm khi chỉ đạo chương trình huấn luyện và trang bị trong thời kỳ chiến tranh để ngăn chặn sự sụp đổ của quân đội chính phủ Syria (SAA). Hơn nữa, Nga luôn quan sát, theo dõi để tránh một "Afghanistan thứ 2".
Những người theo chủ nghĩa hoài nghi tại phương Tây tìm thấy nhiều lý do để chỉ trích các chiến dịch quân sự của Nga đặc biệt trong vụ quân đội Mỹ đã tấn công thành công nhà thầu quân sự như nhân Wagner (theo EDM ngày 15.2) hay việc ông Putin đã "vội vã" tuyên bố chiến thắng (EDM ngày 27.11.2017 và 14.12.2017). Nhưng dù Bộ tham mưu không bỏ qua các diễn biến này, họ cũng không đặt vấn đề này lên đầu khi cân nhắc những bài học có thể xảy ra trong cuộc xung đột (theo Warfiles.ru ngày 26.12.2017).
Về mặt cảm giác, việc thiếu nhận thức của Bộ tham mưu về những yếu kém của quân lực Nga làm giảm nhẹ đi "việc tiếp cận các bài học thực tế". Nhưng những yếu tố khác cũng hạn chế phân tích trái ngược này. Các yếu tố bao gồm thực tế rằng khi cuộc xung đột tiếp tục, cần phải có sự đánh giá tạm thời và những khuynh hướng các sĩ quan Nga phải theo để tìm ra và cân bằng những điểm yếu cho quân đội chính phủ Syria. Rõ ràng, đang có nhiều lo ngại về việc Nga cung cấp hệ thống phòng không cho quân Syria nhưng những vũ khí phòng không tốt và tân tiến nhất của Nga đang được triển khai trong cuộc xung đột là để bảo vệ cho quân đội Nga (Izvestia, 14.2).
Hệ thống tên lửa S-400 phòng thủ tầm xa cũng được Nga triển khai tại Syria.Hệ thống tên lửa S-400 phòng thủ tầm xa cũng được Nga triển khai tại Syria.
Nhưng điểm rõ ràng nhất trong những suy nghĩ của Bộ tham mưu về các vấn đề trên đã được tổng tham mưu trưởng quân đội Nga - tướng Valery Gerasimov đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Komsomolskaya Pravda cuối tháng 12.2017. Ông Gerasimov bình luận chắc chắn rằng những quyết định, đánh giá về sự can thiệp của Nga tại Syria khác xa so với những ý kiến của các nhà quan sát quốc tế.
Đầu tiên, ông chỉ ra điểm đặc biệt trong cách Moscow tiếp cận các chiến dịch, lưu ý tới các khó khăn trong việc lập kế hoạch thực hiện chiến dịch, ấn định vai trò của các nhà cố vấn quân sự và sau cùng có các đánh giá chung và bài học gửi về cho Bộ tham mưu. Cộng các yếu tố lại, những quan sát sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo cái nhìn về hiệu quả của các hoạt động quân sự tại Syria, những bài học khả thi sẽ được đưa ra và quan trọng nhất là cách những lãnh đạo đứng đầu quân đội lĩnh hội các bài học qua phân tích (theo Komsomolskaya Pravda 26.12.2017).
Bàn thảo về các hoạt động quân sự tại Syria, ông Gerasimov chỉ ra vai trò quan trọng của Trung tâm chỉ huy quốc phòng quốc gia (Natsionalnyy Tsentr Upravleniya Oboronoy— NTsUO) tại Moscow - nơi chỉ huy trực tiếp các chiến dịch theo thời gian thực. Ông giải thích: "Sự thành lập Trung tâm chỉ huy quốc phòng quốc gia đã thay đổi bản chất cách tiếp cận các công tác ra lệnh, chỉ huy và kiểm soát toàn bộ các hoạt động quân sự của nhà nước. Đặc biệt là những kinh nghiệm có được khi thực hiện các chiến dịch tại Syria. Tất cả các hình thức liên lạc đều được sử dụng trong khi việc thu thập dữ liệu hàng ngày và phân tích tình huống được thực hiện. Chúng tôi cảm thấy dễ dàng hơn trong công việc và không có cảm giác bị thiếu bất cứ thông tin nào" (Komsomolskaya Pravda, 26.12.2017). 
Gần đây Nga triển khai thêm cả tiêm kích Su-57 tại Syria.Gần đây Nga triển khai thêm cả siêu tiêm kích tàng hình Su-57 tới Syria.
Nói về những khó khăn khi lập kế hoạch cho chiến dịch, ông Gerasimov lưu ý thách thức lớn nhất là ở giai đoạn bắt đầu chuẩn bị cho các chiến dịch và ở pha ban đầu khi bắt đầu tấn công, bao gồm cả sự cần thiết để huấn luyện các đội quân địa phương có thể thực hiện chiến dịch cùng quân đội Nga cũng như việc thiết lập tuyến đường tiếp tế. Sau đó, tại căn cứ không quân Khmeimim tại tỉnh Latakia, một trung tâm chỉ huy hiện đại được xây dựng để hỗ trợ việc chỉ huy và kiểm soát các nhóm quân sự của Nga đang hoạt động tại Syria.
Tiếp theo, bản chất phức tạp của cuộc xung đột đòi hỏi phải liên tục điều chỉnh, sửa đổi phương pháp, nâng cao khả năng thông tin tình báo, giám sát, theo dõi. Hơn nữa, ông Gerasimov đánh giá rất cao các cố vấn quân sự của Nga đối với mức độ liên kết với quân đội chính phủ Syria: "Với mọi đơn vị dưới mức tiểu đoàn, lữ đoàn, trung đoàn, sư đoàn đều có một nhân viên cố vấn quân sự. Nó bao gồm cả những viên chức cốt yếu như: tham mưu chiến dịch, sĩ quan tình báo, chỉ huy pháo binh, kỹ thuật viên, phiên dịch và các viên chức khác.
Về bản chất, họ là những người lập chiến dịch tấn công. Họ cung cấp thông tin giúp đỡ trong việc chỉ huy và kiểm soát các nhóm nhỏ trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Trong mọi lĩnh vực, các hành động đều liên kết với một hình thức chung của các chiến dịch bằng một kế hoạch được lập riêng. Các chỉ thị được thực hiện từ trung tâm chỉ huy tại Khmeimim" (Komsomolskaya Pravda ngày 26.12.2017).
Căn cứ không quân Khmeimim của Nga.Căn cứ không quân Khmeimim của Nga.
Lưu ý về phạm vi của các vũ khí và thiết bị được thử nghiệm, ông Gerasimov đề cập tới sự liên kết giữa quân đội với các nhà kỹ thuật, thiết kế và các nhà khoa học quân sự đang làm việc để xử lý các thiếu sót và cải tiến các hệ thống trong tương lai. Nhưng "những bài học học được" là điểm nổi bật nhất trong những gì ông Gerasimov nói đến. Ông giải thích đây là một tiến trình được thực hiện lặp đi lặp lại "kể từ ngày đầu tiên thực hiện chiến dịch", bao gồm việc chia sẻ kinh nghiệm và chuyển kết quả phân tích tới những chỉ huy trên chiến trường. Ông nói thêm: "Chúng tôi có rất nhiều cuộc hội thảo về việc chia sẻ những kinh nghiệm. Một loạt những tài liệu huấn luyện tổng kết những kinh nghiệm này đã được xuất bản" (Komsomolskaya Pravda ngày 26.12.2017). 
Các bình luận của ông Gerasimov cho thấy Bộ tham mưu quân sự Nga đã có được nhiều bài học từ cuộc xung đột liên quan tới việc thực hiện các chiến dịch tấn công, hỗ trợ tấn công và công tác hậu cần cho chiến dịch cùng như việc liên kết với các đội quân ủy nhiệm và việc thực hiện chỉ huy và kiểm soát theo thời gian thực. Đặc biệt, ông Gerasimov khẳng định Nga tiếp cận với "các bài học" khác xa so với phương Tây. Và có vẻ như rất nhiều các bài học đã được sử dụng cho các chiến dịch đang diễn ra.