Quyết đấu với siêu tăng Armata Nga, Mỹ “bùa phép” 2 phiên bản Abrams

VietTimes -- Tài khoản bmpd.livejournal.com, dẫn nguồn từ trang www.armyrecognition.com cho biết, quân đội Mỹ đổi tên 2 phiên bản hiện đại hóa cuối cùng của xe tăng Abrams - M1A2 (System Enhancement Package)  (SEP) v. (versions) 3 và 4, thành M1A2C và M1A2D.
Xe tăng Abrams phiên bản nâng cấp M1A2C (SEPv.3). Ảnh www.armyrecognition.com
Xe tăng Abrams phiên bản nâng cấp M1A2C (SEPv.3). Ảnh www.armyrecognition.com

Mã hiệu mới của Abrams được xác định bằng một bản ghi nhớ của giám đốc chương trình phát triển các hệ thống lục quân (Program Executive Officer Ground Combat Systems) thiếu tướng Brian Cummings gày15.08. 2018.

Trước đó, Ủy ban quân vụ Quốc hội Mỹ bày tỏ sự lo ngại về sự rối rắm mã hiệu các phiên bản nâng cấp khác nhau của Abrams, không thể hiện được một cách chính xác và ngắn gọn các tính năng đặc biệt đặc biệt, mới nhất của xe tăng. Các nhà lập pháp kêu gọi Lầu Năm Góc khắc phục nhược điểm này nhanh nhất.

Trong thời điểm hiện nay, xe M1A2C (SEPv.3) là phiên bản nâng cấp cuối cùng của chương trình hiện đại hóa xe tăng Abrams, đang hoạt động trên thực tế. 6 chiếc xe tăng phiên bản mới đã được chuyển cho quân đội để thực nghiệm ngoài thực địa vào mùa thu năm 2017. Trong năm Lầu Năm Góc đặt hàng hiện đại hóa 45 xe tăng phiên bản mới. Năm 2018, Lầu Năm Góc đã ký kết hợp đồng hiện đại hóa với hãng General Dynamics Land Systems (GDLS) hiện đại hóa khoảng 100 xe tăng (theo kế hoạch chung sẽ nâng cấp khoảng 435 xe tăng).

Dự án hiện đại hóa Abrams SEP v.3 hướng tới cập nhật xe tăng với "gói" lắp đặt một số thiết bị mới và đạn pháo tăng. Những yêu cầu về hiện đại hóa tăng không chỉ liên quan đến trang thiết bị điện tử, kính ngắm, v.v mà còn liên quan đến cơ số đạn theo biên chế. 
Phần nâng cấp quan trọng nhất của dự án SEP v.3 là tăng cường sức mạnh tiêu diệt mục tiêu của đạn pháo. Trong cơ số chính sẽ được trang bị hai loại đạn mới có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ chiến đấu khác nhau. Sự xuất hiện của loại đạn mới đòi hỏi phải phát triển thêm một số thiết bị mới nhằm thích hợp và phát huy đầy đủ uy lực của phát bắn.

Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống các phương tiện thiết giáp của kẻ thù tiềm năng, pháo tăng M1P2 SEP v.3 được phát triển một loại đạn xuyên giáp thế hệ mới. Theo đề xuất sử Abrams sẽ sử dụng đạ đạn xuyên giáp dưới cỡ loại M829E4 AKE (Năng lượng động năng tăng cường) do Orbital ATK phát triển. Sản phẩm M829E4 là một loại đạn dược đơn nhất cho các khẩu pháo 120 mm M256. Bằng cải thiện hình dạng đầy đạn và vật liệu mới, đạn có tính xuyên giáp cao hơn.

Ngoài đạn xuyên giáp mới, xe tăng Abrams Sepv.3 còn được trang bị một loại đạn nổ phá mảnh đa nhiệm, được phát triển trong khuôn khổ chương trình AMP (Advanced Multi-Purpose) và được đặt mã hiệu là XM1147. Loại đạn này được xác định là đạn HEMP-T (High Explosive Multi-Purpose with Tracer – đạn nổ phá mảnh đa nhiệm vạch đường. Đây là loại đạn được Trung tâm Nghiên cứu Vũ khí, Phát triển & Kỹ thuật chế tạo thuộc Lầu Năm Góc thiết kế, có thể giải quyết được nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Đạn pháo tăng AMP / XM1147 có đầu nổ điện tử lập trình, kích hoạt phụ thuộc vào tình huống sử dụng. Để có thể dùng trong xe tăng, dự án M1A2 SEP v.3 được trang bị thêm một thiết bị ADL (Ammunition Data Link – Truyền tải dữ liệu đạn), tích hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực. Nhiệm vụ của ADL là lập trình kích hoạt đầu đạn theo những thông tin chiến thuật, nhận được từ hệ thống điều khiển hỏa lực xe tăng.

Hệ thống điều khiển hỏa lực cũng được nâng cấp thiết bị ngắm bắn. Kính ngắm của pháo thủ số 1 và kính quan sát trưởng xe được trang bị bộ khí tài quang ảnh nhiệt IFLIR. Ngoài ra trong khoang pháo thủ và trưởng xe còn có màn hình quan sát tinh thể lỏng, cho phép nhanh chóng phát hiện mục tiêu kẻ thù trên chiến trường.

Trong các cuộc chiến gần đây, số lượng thành viên xe thương vong do phải ra ngoài tháp pháo sử dụng súng máy tăng cao, trong khuôn khổ dự án SEP v.3 súng máy trên nắp của pháo thủ số 2 được lắp đặt tấm giáp thép gắn kính cường lực chống đạn. Ngoài ra, xe còn được lắp đặt thêm mô – đun điều khiển hỏa lực CROWS-LP (Commander's Remote Operated Weapon Station Low Profile – mô đun điều khiển hỏa lực cấu hình thấp). Mô đun được lắp đặt trên tháp pháo, gần với khoang trưởng xe.

Hệ thống CROWS-LP được tranh bị súng liên thanh cỡ nòng lớn M2HB, điều khiển gián tiếp bằng điện. Mô đun có hệ thống quang điện tử để quan sát chiến trường, phát hiện mục tiêu, khai hỏa và chỉ thị mục tiêu cho pháo tăng. Tín hiệu quan sát được trên màn hình trước mặt trưởng xe. Mô đun hỏa lực CROWS-LP không chỉ cho phép tiêu diệt các mục tiêu phát hiện được, còn là thiết bị ngắm bắn phụ trợ chất lượng thấp hơn so với kính ngắm tiêu chuẩn của pháo tăng.

Ngoài trạm nguồn phát điện chính gắn liền với động cơ, xe còn được trang bị thêm động cơ điện trạm nguồn phụ, được đặt trong thân xe để cung cấp điện cho các thiết bị hỏa lực mà không cần phải khởi động động cơ.

Để bảo vệ xe tốt hơn, Lầu Năm Góc đang đặt hàng một số doanh nghiệp quốc phòng các mô đun giáp phản ứng nổ. Đây là hệ thống thiết bị đi cùng xe trong điều kiện chiến trường có nguy cơ có nhiều vũ khí chống tăng nguy hiểm như các tổ hợp tên lửa có điều khiển ATGM.

Phương án phát triển tiếp theo của xe Abrams là – M1A2D (М1А2 SEPv.4),  Lầu Năm Góc đã ký với GDLS vào tháng 08.2017. Theo hợp đồng này, tiến trình nâng cấp xe tăng Abrams phiên bản M1A2D sẽ bắt đầu vào năm 2023.

Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, phiên bản M1A2D (М1А2 SEPv.4) sẽ bắt đầu được đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ vào năm 2035. Hiện GDLS đang bắt đầu bằng việc nghiên cứu và đưa ra những yêu cầu cụ thể để nâng cấp  М1А2 SEP v4 Abrams, thử nghiệm sẽ bắt đầu vào năm 2021. Xe được trang bị hệ thống cảm biên thân xe hoàn toàn mới, có khả năng quan sát địa hình chiến trường 360 độ. Xe cũng được trang bị các loại đạn mới, giáp phản ứng nổ và giáp chủ động tương tự như của xe tăng Merkave Israel, sẽ là đối thủ của Т-14 "Аrmata", Type – 99 của Trung Quốc và các xe tăng của các nước khác thế hệ mới.

Chủ nhiệm chương trình phát triển các hệ thống tác chiến bộ binh của quân đội Mỹ, thiếu tướng David Bassett cho biết, tăng sẽ được trang bị thiết bị đo xa dẫn đường đạn laser mới, "camera quang ảnh màu", mạng chỉ huy điều hành tác chiến tích hợp, các loại đạn 120 mm mới. Xe tăng sẽ được trang bị cảm biến không gian môi trường khí hậu và thời tiết "gió ngang" mới, có thể phân tích mật độ không khí, độ ẩm trung bình và tốc độ gió ngay lập tức, không cần pháo thủ phải nhập dữ liệu cảm biến khí quyển.

Trưởng xe sẽ có được một màn hình hiện thị mới, gắn liền với hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt, hiển thị tất cả những thông tin cần thiết nhất, từ mệnh lệnh chỉ huy, không gian chiến trường, tình hình thời tiết khí hậu đến các mục tiêu, tất cả dữ liệu sẽ được trao đổi thông qua hệ thống chỉ huy, kiểm soát, điều hành tác chiến dạng mạng Net với các phương tiện chiến đấu khác, sở chỉ huy và thậm chí người lính bộ binh trên chiến trường.

Pháo tăng 120 mm sẽ sử dụng loại đạn đa năng mới tiên tiến АМР, thay thế 4 loại đạn chủ yếu М830, М830А1, М1028 và М908. Xe cũng sẽ được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động APS, dự kiến sẽ phát triển từ hệ thống Trophi của Israel. Ngoài ra, các nhà quân sự Mỹ còn đề xuất lắp đặt hệ thống bảo vệ MAPS đối với các khu vực, thiết bị quan trọng trong xe tăng.

Những giải pháp kỹ thuật hiện đại hóa xe tăng M1A2C (SEPv.3). Ảnh www.armyrecognition.com
 Những giải pháp kỹ thuật hiện đại hóa xe tăng M1A2C (SEPv.3). Ảnh www.armyrecognition.com
Công ty GDLS giới thiệu phiên bản hiện đại hóa xe tăng Abrams - M1A2C (SEPv.3). Video Defence News