Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ qua báo nước ngoài

VietTimes -- TheDiplomat có bài viết về chuyến viếng thăm của tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind tới Việt Nam trong tuần vừa qua, đánh giá đây là một sự kiện quan trọng, đáng chú ý trong mối quan hệ song phương giữa 2 nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Ấn Độ tại Phủ Chủ tịch.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Ấn Độ tại Phủ Chủ tịch.

Tuần trước, tổng thống Ấn Độ đã có chuyến thăm Việt Nam. Mặc dù chuyến đi là một trong hàng loạt cuộc gặp gỡ đã được lên lịch giữa 2 phía trong năm 2018, nó một lần nữa thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước châu Á giữa những bước phát triển đang diễn ra rộng hơn trong nội địa và khu vực.

Mối quan hệ chính thức của Việt Nam và Ấn Độ bắt đầu từ năm 1972, những khía cạnh gắn kết đã có trong hàng thập kỷ trước và các sự kiện bao gồm cả chuyến thăm của cố thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawarhalal Nehru tới Việt Nam, tiếp tục nhận được sự chú ý ngay cả trong những mối quan hệ đương đại. Hai nước đang tìm cách cải thiện tiếp các mối quan hệ mang tính thể chế hóa rộng hơn trong các năm qua, với điểm đột phá là đưa lên cấp độ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016 và những tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả hàng hải.

Tuần trước, mối quan hệ được đưa lên hàng đầu một lần nữa với chuyến viếng thăm của tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind tới Việt Nam. Ông thăm chính thức Việt Nam từ 18 tới 20.11, nơi ông gặp gỡ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng một loạt các quan chức cấp cao khác.

Vấn đề chính thức tập trung trong cuộc gặp gỡ là để bàn thảo về một tầm nhìn chung qua đó đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ. Hai phía bàn về một loạt các vấn đề liên kết như an ninh, kinh tế, quan hệ con người. Các chủ đề bao gồm cả đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 15 tỷ USD, tăng các chuyến bay thẳng giữa hai nước, tăng hợp tác về dầu khí, và tiến trình áp dụng gói hỗ trợ cho vay 100 tỷ USD để giúp lực lượng biên phòng Việt Nam xây dựng các tàu tuần tra tốc độ cao.

Tất nhiên, những vấn đề lớn hơn trong khu vực hay quốc tế cũng là nhân tố được bàn thảo. Hai bên đều liệt kê những nỗ lực để đối phó với các thách thức do chủ nghĩa bảo hộ thương mại, hai bên cũng bàn về vấn đề Biển Đông, một trong những vấn đề chính thức có tương tác giữa hai nước. Hai bên cũng đặt mối quan hệ trong một lăng kính rộng hơn về những vấn đề như ủng hộ sự cởi mở, hòa bình, thịnh vượng và hợp tác trên Ấn Độ - Thái Bình Dương - một dấu hiệu tiếp theo của những vấn đề được đặt ra giữa quan hệ song phương tới những cuộc bàn thảo rộng hơn về Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo những quan sát với những mối tương quan, cả hai phía đều tiếp tục không gây ảnh hưởng tới những thực tế rộng hơn hay những cấu trúc ràng buộc đang tồn tại, kể cả việc Ấn Độ chỉ là một trong những đối tác của Việt Nam với chính sách ngoại giao đa phương rộng lớn, sự hạn chế trong liên kết chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam trong những vấn đề đặc biệt, cùng những trở ngại trong việc phát triển các lĩnh vực hợp tác quốc phòng đặc biệt giữa hai bên. Tuy nhiên, với sự tiếp xúc ở nhiều cấp khác nhau bao gồm cả đối thoại ở mức độ thứ trưởng cũng sẽ cung cấp những cơ hội để giải quyết những khía cạnh liên kết.

Khía cạnh công khai của cuộc gặp là tập trung vào những tác động tích cực trong các mối quan hệ và ít hơn về những thách thức mà cả hai bên phải đối mặt - giới hạn trong việc thực thi các mối hợp tác sẵn có hay theo đuổi những nỗ lực hơn nữa với một loạt các lý do bao gồm cả chính trị nội địa của hai bên. Chuyến viếng thăm của ông Kovind chỉ là một trong hàng loạt các mối tương tác trong mối quan hệ - Ví dụ như, về mặt quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ tướng Bipin Rawar cũng ở Hà Nội cung cấp cho hai bên cơ hội bàn thảo về quan hệ quốc phòng. Và, mối quan hệ lớn hơn sẽ tiếp tục là một điểm đáng lưu ý trong những năm tiếp theo trong sự phát triển các mối quan hệ song phương cũng như rộng hơn về mặt quốc tế và trong khu vực.