Quân đội Nga tiến vào Syria, gió lập tức xoay chiều

Ngay sau khi quân đội Nga có mặt ở Syria, tinh hình chính trị trên thế giới về vấn đề Syria và cuộc chiến chống "Nhà nước Hồi giáo" diễn biến nhanh chóng. Tinh thần chiến đấu của quân đội Syria lên cao, các nước Phương Tây đã có những tín hiệu ủng hộ sự tồn tại (dù chỉ là tạm thời) chính quyền ông Bashar al-Assad.
Đòn không kích của không quân Syria
Đòn không kích của không quân Syria

Thế giới nhận thấy sự dịch chuyển quan điểm của các nước Phương Tây, thời gian trước rất quyết liệt với việc ném bom, lật đổ chính quyền Syria, áp đặt vùng cấm bay và cuối cùng là ông Assad phải ra đi. Tất cả đã dừng lại ở thềm cuộc họp thượng đỉnh Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 70.

Lần đầu tiên trong suốt thời gian tiến hành cuộc chiến chống khủng bố, các căn cứ và trận địa của nhóm chiến binh Hồi giáo IS bị không kích bởi lực lượng không quân Pháp. Tin này được hãng thông tấn France24 đăng tải, dẫn nguồn từ tuyên bố chính thức của điện Elysee.

Theo Reuters, thời gian trước, tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố về sự cần thiết phải không kích nhóm phiên quân Hồi giáo cực đoan IS. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp ông Jean-Yves Le Drian cũng đưa ra lời hứa sẽ thực hiện không kích theo thực tế diễn biến tình hình ở Trung Đông nói chung và Syria nói riêng.

Đối với cuộc xung đột ở Syria, Liên Hiệp Quốc phải đưa ra một văn bản ủy nhiệm 5 năm cho sứ mệnh hoạt động của các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp đến từ các nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. TASS trích lời Bộ trường Quốc phòng Pháp Lê Drian

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng đưa ra ý kiến, lực lượng viễn chinh chuyên nghiêp có thể được triển khai dưới quyền chỉ huy của một tướng Pháp.

Video không quân Pháp không kích IS ở Syria, trích nguồn từ Ministère de la Défense

Trong một động thái được coi là ủng hộ chính quyền đương nhiệm ở Syria, thủ tướng Anh Cameron đã chối bỏ yêu cầu ông Assad phải từ chức ngay lập tức.

Theo báo Sunday Telegraph trích dẫn nguồn tin từ chính phủ Anh, trong bài phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên hiệp Quốc, ông Cameron đã từ chối việc yêu cầu tổng thống Syria, ông Assad phải ra đi ngay lập tức.

Truyền thông đại chúng Anh gọi tuyên bố này là "một sự thay đổi triệt để" trong quan điểm của Anh về cuộc chiến tranh tàn khổc ở quốc gia Trung Đông này.

Tính từ thời điểm này, London sẽ không ngăn cản nhà lãnh đạo Syria tại vị để có được thời gian "cho một giai đoạn chuyển tiếp," TASS thông báo.

"Ông Cameron không chống lại  sự cầm quyền của Tổng thống Assad trong một tiến trình ngắn hạn đề hình thành một chính phủ có được sự đồng thuận của cả nước", nguồn tin từ chính phủ Anh cho biết.

"Chúng tôi luôn luôn ủng hộ quan điểm cho rằng đất nước Syria cần một quá trình chuyển đổi chính trị," – thủ tướng Cameron nói.

Sự thay đổi quan điểm của London có thể được xem như một thắng lợi của tổng thống Nga V. Putin, người đã khẳng định rõ ràng sự sẵn sàng ủng hộ ông Assad bằng phương pháp cứng rắn, cung cấp trực tiếp vũ khí trang bị cho chính quyền Syria trong tình huống có nguy cơ đe dọa quân sự từ Phương Tây.

"Cho phép ông Assad tại vị dù chỉ trong một thời gian nhiệm kỳ, Anh và Mỹ đã thực hiện yêu cầu quan trọng của Kremlin, mở đường cho sự hợp tác của Nga và Phương Tây trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo.” Truyền thông đại chúng của Anh nhận xét.  

Báo chí Anh cũng nhận định, trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây, khủng hoảng ở Syria thực tế đã trở thành bài toán “không có lời giải” đối với London và Washington, sự hợp tác cứng rắn, mạnh mẽ với nước Nga có thể sẽ đẩy vấn đề Syria khỏi điểm chết.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi phỏng vấn với nhà báo Mỹ Charlie Rose dành cho kênh truyền hình CBS và PBS trong thời gian chuẩn bị để tham gia phiên họp thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã phát biểu: vấn đề Syria chỉ có thể được giải quyết bằng phương pháp củng cố và tăng cường thể chế nhà nước theo pháp luật hiện hành ở đất nước đó.

Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, đây là điều cần thiết phải thực hiện nhằm thúc đẩy chính quyền đương nhiệm tham gia đối thoại với các phe phái đối lập và cải cách hệ thống chính trị. Vladimir Putin trong cuộc đối thoại với các nhà báo đã khẳng định: hành động theo hướng ngược lại có thể sẽ dẫn đến sự tan rã tất cả các cơ quan nhà nước, hình thành một sự hỗn loạn và kết thúc là thảm họa nhân đạo.

“Không có phương pháp nào khác để giải quyết vấn đề Syria bằng việc củng cố các thể chế nhà nước theo pháp luật hiện hành, hỗ trợ họ trong cuộc chiến chống khủng bố, từ đó thức tỉnh và thúc đẩy họ tiến hành các đối thoại tích cực với những phe phái đối lập tiến bộ, ôn hòa và tiến tới những cải cách chính trị phù hợp” Ria Novosti trích lời của tổng thống Nga V.Putin.

Tổng thống cũng khẳng định, giúp đỡ tổng thống Syria Bashar al-Assad giữ vững quyền lực và bộ máy nhà nước ở Syria là mục tiêu sự hiện diện quân sự của Nga ở đất nước này.

"Hơn nữa, theo quan điểm ​​của tôi, hành động theo hướng ngược lại, hướng tới việc phá hủy các cấu trúc quyền lực hợp pháp, chúng ta có thể tạo ra tình huống hỗn loạn mà ngày nay được thấy ở các nước khác ở Trung Đông hoặc ở các khu vực khác trên thế giới, ví dụ như Libya, tan rã hoàn toàn tất cả các cơ quan nhà nước . Tình huống tương tự cũng đang diễn ra ở Iraq, "- Vladimir Putin nói.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, chỉ có người dân Syria mới có quyền quyết định ai và bằng cách nào điều hành đất nước.

Không quân Syria đã tấn công phá hủy một sở chỉ huy tham mưu tác chiến của tổ chức khủng bố IS, diệt 38 chiến binh cực đoan. Theo bản tin RIA Novosti các máy bay cường kích của quân đội Syria tấn công và sở chỉ huy tham mưu của nhóm khủng bố "Dzhunud Kaukaz" tại El Rawda phía bắc tỉnh Latakia, tiêu diệt 38 lính đánh thuê nước ngoài.

Tuần trước, không quân Syria đã vô hiệu hóa khoảng 25 chiến binh của nhóm "Dzhebhat en Nusra" và "Dzhunud Kaukaz" ở khu dân cư Zakhia thuộc tỉnh Latakia. Đòn không kích diễn ra trong thời điểm gặp nhau của các nhóm khủng bố ở sở chỉ huy, vốn là trụ sở cũ của cảnh sát địa phương.

Liên quan đến vụ không kích của không quân Pháp vào các vị trí của IS ở Syria, theo lời của thủ tướng Pháp Manuel Valls, phi vụ không kích này nhằm mục đích tự vệ. Thủ tướng nói thêm, các hoạt động quân sự chống lại "IS" sẽ tiếp tục khi tình hình còn cần thiết.

Cuộc chiến ở Syria diễn ra từ tháng 3.2011. Theo con số thống kê của Liên hợp quốc, trong thời gian qua chiến tranh đã giết chết 220.000 người, 11 triệu người, chiếm gần một nửa dân số cả nước đã di tản sang các nước châu Âu. 

Theo QPAN