Putin “đấu súng” với Obama tại Liên Hiệp Quốc

Hôm qua, tại cuộc họp thường niên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Mỹ đã tuyên bố họ sẵn sàng hợp tác với Nga, với Iran để chấm dứt cuộc chiến tranh tại Syria. Nhưng hai cường quốc này đã tranh luận dữ dội về vấn đề xử lý quan hệ với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có màn thể hiện gay gắt cùng tổng thống Nga V.Putin tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có màn thể hiện gay gắt cùng tổng thống Nga V.Putin tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả Assad như một bạo chúa và cáo buộc ông là thủ phạm chính đằng sau cuộc nội chiến bốn năm, khiến 200.000 người thiệt mạng và hàng triệu người buộc phải bỏ lại nhà cửa, chạy trốn khỏi quê hương, di tản sang các quốc gia khác.  

Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngược lại, đã khẳng định với các nhà lãnh đạo thế giới rằng ngoài giải pháp hợp tác với chính quyền và quân đội Syria, không có con đường nào khác trong nỗ lực đánh bại các nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện đang chiếm nhiều phần lãnh thổ của Syria và láng giềng Iraq.

Ông Putin kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế chống khủng bố, trước hết là các quốc gia Hồi giáo làm thành viên. Liên minh này có thể sẽ là đối thủ cạnh tranh với liên minh chống khủng bố mà Mỹ thành lập để chống “Nhà nước hồi giáo”.

"Mỹ sẵn sàng làm việc với bất cứ quốc gia nào, bao gồm cả Nga và Iran  để giải quyết xung đột” - Tổng thống Obama - được quyền phát biểu trước Putin - nói với Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, “nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, sau rất nhiều máu đổ, sau rất nhiều sự tàn phá, sẽ không thể trở lại nguyên trạng như trước chiến tranh”.

Sự bất đồng trong quan điểm hợp tác với ông Assad làm nảy sinh câu hỏi, bằng cách nào Obama và Putin có thể tìm thấy điểm chung bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Khi hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp ngắn sau 5 giờ chiều.

Putin bước đi trước và Obama tiếp liền phía sau. Dừng phía trước của Mỹ và cờ Nga để tạo hình dáng cho phóng sự ảnh, Obama đưa tay ra và Putin nắm lấy nó trong một cái bắt tay. Với nụ cười khép miêng, họ không nói chuyện với nhau hoặc trả lời câu hỏi mà các phóng viên đang hét lên.

Ông Obamam gay gắt về vấn đề Syria
Ông Obamam gay gắt về vấn đề Syria
Nhưng Tổng thống Putin cũng có lý lẽ rất thuyết phục đi kèm hành động trên thực địa, đẩy phương Tây về thế đã rồi
Nhưng Tổng thống Putin cũng có lý lẽ rất thuyết phục đi kèm hành động trên thực địa, đẩy phương Tây về thế đã rồi.

Putin “đấu súng” với Obama tại Liên Hiệp Quốc ảnh 3

Nhưng hai nhà lãnh đạo vẫn trao đổi với nhau

Putin “đấu súng” với Obama tại Liên Hiệp Quốc ảnh 4

"Nào, ta nâng cốc, ông bạn"

Putin “đấu súng” với Obama tại Liên Hiệp Quốc ảnh 5

Putin “đấu súng” với Obama tại Liên Hiệp Quốc ảnh 6

Rốt cuộc hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ vẫn thống nhất cần một giải pháp ngoại giao cho Syria

Putin “đấu súng” với Obama tại Liên Hiệp Quốc ảnh 7

Ngồi chung một bàn với các nhà lãnh đạo khác trong tiệc chiêu đãi

Putin “đấu súng” với Obama tại Liên Hiệp Quốc ảnh 8

Ông Putin trao đổi với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon

Putin “đấu súng” với Obama tại Liên Hiệp Quốc ảnh 9

Ông Obama tại diễn đàn Liên hợp quốc

Tiếp sau đó, trong bữa ăn trưa được tổ chức bởi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki-moon, hai người đàn ông quyền lực nhất thế giới đã bắt tay và chạm cốc nhau. Khi họ đối mặt, Putin mỉm cười còn Obama, với cái nhìn xuyên thấu đối tượng, không cười.

Obama, không có vai trò cho bạo chúa

Obama không kêu gọi lật đổ chính quyền ông Assad và ông đề nghị có thể là một quá trình “chuyển tiếp có điều khiển” quyền lực của Assad, một tín hiệu cho thấy rằng, mặc dù có sự thù ghét rõ ràng từ phía Nhà Trắng, Mỹ cũng sẵn sàng chấp nhận thấy ông Assad tại vị trong một thời gian.

Obama bác bỏ lý luận cho rằng chủ nghĩa quyền lực tuyệt đối là phương pháp duy nhất để đấu tranh với các nhóm khủng bố, tương tự như “Nhà nước Hồi giáo”. Ông nói: “theo logic này, chúng ta nên ủng hộ các bạo chúa như Bashar al-Assad, người đã dội bom chùm dẫn đến vụ thảm sát các trẻ em vô tội, vì sự thay đổi rõ ràng là tồi tệ hơn."

Putin lại đưa ra một góc nhìn khác, cho thấy không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phối hợp với Assad, lực lượng vũ trang của chính quyền Syria và dân quân người Kurd để chống lại những nhóm khủng bố của “Nhà nước Hồi giáo”.

"Chúng tôi cho rằng sẽ là một sai lầm rất lớn nếu từ chối hợp tác với chính phủ Syria và lực lượng vũ trang, những người đang dũng cảm mặt đối mặt chống lại lực lượng khủng bố", ông Putin nói trong bài phát biểu của mình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

"Cuối cùng chúng ta phải thừa nhận rằng không có ai ngoài những lực lượng vũ trang của Tổng thống Assad và lực lượng dân quân người Kurd đang thực sự chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo và các tổ chức khủng bố khác ở Syria," ông nói.

Tổng thống Pháp Francois Hollande và thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ  Ahmet Davutoglu đều đồng thời bác bỏ khả năng ủng hộ ông Assad tại vị.

Thuốc đắng

Khi bày tỏ sẵn sàng giải quyết cùng với iran và Nga, hai đồng minh thân cận của Assad, ông Obama đã công khai thừa nhận ảnh hưởng của họ ở Syria và thực sự đó là một liều thuốc đắng ngắt với Mỹ.

Tehran đã cung cấp vũ khí trang bị cho chính quyền Syria, thông qua sự ủng hộ với lực lượng chiến binh Hezbollah, Lebanon giúp đỡ ông Assad chiến đấu chống lại lực lượng nổi dậy - những người muốn chấm dứt chế độ cầm quyền của gia đình ông Assad đã kéo dài 40 năm. Nga đã tiến hành xây dựng các công trình quân sự tại Syria, nơi người Nga có một căn cứ hải quân, phục vụ cho sự duy trì ảnh hưởng của mình ở Trung Đông.

Các quan chức Mỹ nói, họ tin rằng sự hiện diện các lực lượng của Nga, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu ở Syria Putin chủ yếu phản ánh nỗi sợ hãi của Moscow. Quyền lực và vị thế của ông Assad có thể bị suy yếu, và Nga muốn giúp đỡ, hỗ trợ ông Assad  đứng vững để duy trì ảnh hưởng của Nga trong khu vực.

Đó cũng là một cách Putin cố gắng để đẩy ảnh hưởng của Nga mở rộng hơn. Mục tiêu của ông bộc lộ một phần vào ngày Chủ nhật với thông báo Iraq, Nga, Iran, Syria và chính phủ Iraq sẽ chia sẻ thông tin tình báo. Một trung tâm tình báo của các nước này đã được thành lập nhằm chia sẻ thông tin tình báo ở Syria.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cáo buộc chủ nghĩa khủng bố hình thành từ những gì ông mô tả như việc Mỹ đã làm  ở Iraq và Afghanistan. 

Ngoài ra Washington đã và đang ủng hộ Israel "chống lại các dân tộc bị áp bức như Palestine". Rouhani cho biết Iran sẵn sàng giúp đỡ nhằm mang lại dân chủ cho Syria và Yemen.

Tổng thống Obama nhắc lại những chỉ trích của ông về sự kiện tháng 3.2014  Nga sát nhập Crimea  từ Ukraine và hỗ trợ cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine.

"Chúng tôi không thể đứng yên khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia bị vi phạm trắng trợn" - ông nói. "Nếu điều đó xảy ra mà không có hậu quả ở Ukraina, thì nó có thể xảy ra với bất kỳ quốc gia nào có mặt ở đây hôm nay. Đó là nguyên nhân và căn cứ của các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các đối tác của mình áp đặt với Nga, chứ không phải là mong muốn quay trở lại cuộc chiến tranh lạnh mới".

Putin, tuy nhiên, khi phát biểu với 193 quốc gia tại Đại hội đồng UN nhận định: khủng hoảng Ukraine là kết quả của "một cuộc đảo chính quân sự ... được sắp xếp từ bên ngoài".  Ông đề cập tới những cáo buộc của Nga bác bỏ nhứng luận cứ Mỹ, khẳng định rằng Washington đứng đằng sau vụ lật đổ cựu tổng thống của Ukraine năm 2014.

Putin cũng phê phán rằng các biện pháp trừng phạt đơn phương, chẳng hạn như các biện pháp Mỹ và Liên minh châu Âu chống lại Nga thông qua vấn đề Ukraine, không chỉ bất hợp pháp mà còn là "một phương tiện nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh".

Theo NBC News, cuộc gặp giữa hai ông Obama và Putin diễn ra bên lề Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, kéo dài 90 phút, dù thời gian dự kiến ban đầu là một giờ. Không có tuyên bố lớn nào được đưa ra sau cuộc hội đàm.

Các quan chức Mỹ cho hay hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tìm kiếm một giải pháp chính trị ở Syria và tổ chức các cuộc trao đổi giữa giới chức quân sự hai bên nhằm hạ nhiệt cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông. Tuy nhiên, họ vẫn bất đồng về tương lai của Tổng thống Syria.

Nói với các phóng viên, ông Putin cho hay cuộc gặp với ông Obama "rất hữu ích và thẳng thắn". Hai tổng thống đã trao đổi về việc Nga tham gia vào chiến dịch quân sự chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

"Về sự tham gia của Nga, chúng tôi đang cân nhắc xem chúng tôi thực sự nên làm gì để hỗ trợ cho những người đang chiến đấu, chống lại các phần tử khủng bố, trước hết là IS", Reuters dẫn lời ông nói.

Bài viết và biên tập  của Arshad Mohammed; theo tin của Jeff Mason, Michelle Nichols, Parisa Hafezi thuộc nhóm phóng viên của Reuters tại cuộc họp thường niên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Theo QPAN