Philippines thông báo tạm dừng kế hoạch tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông

VietTimes -- Philippines cho rằng Mỹ đã gây "thất vọng" cho họ, vì vậy Philippines phải thực hiện chính sách ngoại giao độc lập, quan hệ Mỹ-Philippines có thể ảnh hưởng tiêu cực từ ông Rodrigo Duterte.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (áo trắng).
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (áo trắng).

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 8/10 cho hay ngày 7/10 là tròn 100 ngày Tổng thống Philippinese Rodrigo Duterte lên nắm quyền.

Trong thời gian qua, ông Rodrigo Duterte và chính quyền Philippines không ngừng phát đi tín hiệu "tỏ ra cứng rắn" với Mỹ - tuyên bố dừng kế hoạch tuần tra chung và tập trận chung giữa Philippines và Mỹ ở Biển Đông.

Phía Philippines cho biết họ không muốn bị "trói buộc bởi Mỹ", cho hay "không quan tâm đến viện trợ của Mỹ và châu Âu". Các loại dấu hiệu làm cho một số học giả phương Tây bắt đầu suy nghĩ, nếu như ông Rodrigo Duterte từ bỏ Mỹ thì kết quả sẽ như thế nào?

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 7/10 cho biết ông đã thông báo cho Quân đội Mỹ rằng tạm dừng kế hoạch tuần tra chung và tập trận chung với Quân đội Mỹ ở Biển Đông.

Hãng AP Mỹ cho rằng đây là lần đầu tiên hai nước xuất hiện "gián đoạn hợp tác quốc phòng thực sự" sau khi ông Rodrigo Duterte liên tục đưa ra các phát biểu "khắc nghiệt" đối với quan hệ giữa Mỹ và Philippines trong vài tháng qua.

Ông Delfin Lorenzana còn cho biết một khi Philippines có khả năng thu thập tình báo có liên quan, 107 nhân viên Quân đội Mỹ hỗ trợ sử dụng máy bay không người lái tấn công lực lượng vũ trang Hồi giáo Philippines sẽ bị yêu cầu rút khỏi Philippines.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte muốn thực hiện chính sách ngoại giao độc lập. Ảnh: indian24news
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte muốn thực hiện chính sách ngoại giao độc lập. Ảnh: indian24news

Ông Delfin Lorenzana cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte còn muốn tạm dừng 28 hoạt động tập trận chung thường lệ được tổ chức thường niên với Mỹ.

Hãng tin AFP Pháp cho rằng ngày 7/10 là tròn 100 ngày lên cầm quyền của ông Rodrigo Duterte. Khi đó, ông đã có bài phát biểu với các ngôn từ gay gắt ở thành phố quê hương Davao. Ông nói Cục Tình báo Trung ương Mỹ nếu muốn lật đổ ông, cho dù có "thả ngựa" tới thì ông cũng không quan tâm.

Trong một bài phát biểu khác cùng ngày, ông Rodrigo Duterte đã phê phán những thế lực phương Tây can thiệp vào cuộc chiến chống ma túy của Philippines là "cầm thú".

Ngày 4/10, ông Rodrigo Duterte cho biết ông muốn "điều chỉnh chính sách ngoại giao", cuối cùng có thể sẽ "chia tay với Mỹ", đồng thời khi nói đến việc Mỹ phê phán cuộc chiến chống ma túy của Philippines, ông tuyên bố Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể "xuống địa ngục".

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay ngày 6/10 đã tiến hành giải thích về cách nói "chia tay" của ông Rodrigo Duterte, cho hay Philippines muốn đi con đường "tự chủ".

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay (ảnh tư liệu)
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay (ảnh tư liệu)

Tờ Philippines Star dẫn lời ông Perfecto Yasay cho biết: "Mỹ đã làm cho Philippines thất vọng, đây là thông điệp cốt lõi của Tổng thống Rodrigo Duterte đối với Mỹ và toàn thế giới".

Ông Perfecto Yasay cho hay sau khi Philippines độc lập vào năm 1946, Philippines với tư cách là "tiểu huynh đệ" của Mỹ đã bị "ràng buộc vô hình", luôn không có được độc lập và tự do thực sự.

Philippines muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ trong việc ứng phó với các mối đe dọa an ninh trong nước và quốc tế. Tổng thống Rodrigo Duterte muốn để đất nước được giải phóng khỏi chính sách "cây gậy + củ cà rốt" của Mỹ đối với Philippines.

Người phát ngôn Tổng thống Philippinese Martin Andanar ngày 6/10 trả lời phỏng vấn báo chí cho biết chính sách ngoại giao độc lập do Tổng thống Rodrigo Duterte thi hành có nghĩa là Philippines sẽ mở rộng hoặc tăng cường quan hệ với các nước ngoài đồng minh truyền thống.

Quan hệ đồng minh truyền thống giữa Philippines và các nước phương Tây vẫn tồn tại, các thỏa thuận (đã ký) sẽ không bị huỷ bỏ. Hiện nay, Philippines thực hiện chính sách cởi mở, sẽ tiến hành hợp tác cùng có lợi với các nước khác nhau.

Ông Martin Andanar còn cho biết việc tổ chức tập trận chung giữa Mỹ và Philippines không phải là sự lựa chọn cần thiết. Cuối tháng này, các quan chức quân đội Philippines và Mỹ sẽ thảo luận Philippines có cần thiết tổ chức tập trận hay không.

Tờ Philippines Star ngày 7/10 cho hay khi phát biểu với binh sĩ lực lượng cảnh sát ngày 6/10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho hay ông thà từ bỏ sự viện trợ của Mỹ và châu Âu cho Philippines, còn hơn là bị họ can thiệp vào cuộc chiến chống ma túy của Philippines.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby. Ảnh: CNN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby. Ảnh: CNN

Đối với thái độ lần này của ông Rodrigo Duterte, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Kirby ngày 6/10 cho biết Mỹ vẫn sẽ tập trung cung cấp viện trợ quân sự cho Philippines, tổng số tiền viện trợ năm tài khóa 2017 khoảng 180 triệu USD, nhưng ông Kirby cho biết bất cứ ai vi phạm luật về nhân quyền thì sẽ không thể nhận được viện trợ của Mỹ.

Hãng tin CNN Mỹ ngày 6/10 đăng bài viết của học giả Davis từ Đại học quốc lập Australia cho rằng mặc dù Nhà Trắng kiên trì cho rằng quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines vẫn vững chắc, nhưng các phát biểu và hành vi cực đoan liên tục xuất hiện của ông Rodrigo Duterte nhằm vào Mỹ đã tạo ra rủi ro ngày càng lớn cho quan hệ đồng minh hai nước.

An ninh của Mỹ ở Đông Á có thể sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Nếu Philippines ngả về Trung Quốc và Nga thì khả năng bảo vệ tự do đi lại ở Biển Đông của Mỹ sẽ giảm mạnh, trong khi đó Trung Quốc sẽ "mạnh dạn" hơn rất nhiều.

Tờ The Financial Times Anh ngày 6/10 cho rằng những lời phê phán của ông Rodrigo Duterte đối với Washington sở dĩ gây chú ý là do những phát biểu này đến từ nhà lãnh đạo đồng minh thân cận nhất trong quan hệ truyền thống của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Những phát biểu của ông Rodrigo Duterte làm phức tạp thêm chính sách quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Các nước phương Tây như Mỹ đã nhiều lần chỉ trích cuộc chiến chống ma túy của ông Rodrigo Duterte, nhưng người dân Philippines chấm điểm cao đối với thành tích 100 ngày cầm quyền của Tân Tổng thống Rodrigo Duterte.

Cuộc khảo sát mới nhất ở Philippines cho thấy mức độ hài lòng của người dân Philippines đối với quý đầu cầm quyền của ông Rodrigo Duterte khoảng 64%, chỉ đứng sau 66% khi mới nắm quyền của ông Fidel Ramos.

Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung (ảnh tư liệu)
Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung (ảnh tư liệu)

Thông tin từ phía Philippines

Ngày 7/10, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana xác nhận, căn cứ vào lệnh của của Tổng thống Philippinese Rodrigo Duterte, nhà cầm quyền Philippines đã thông báo cho phía Mỹ tạm dừng kế hoạch tuần tra chung ở Biển Đông của quân đội hai nước Mỹ và Philippines.

Ông Delfin Lorenzana cùng ngày tiết lộ với báo chí rằng đầu tháng 10 ở Hawaii Mỹ, ông đã truyền đạt quyết định có liên quan của Philippines với Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng đã biết, kế hoạch tuần tra chung giữa Philippines và Mỹ ở Biển Đông hiện đã tạm dừng.

Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, Mỹ đã tích cực can dự vào vấn đề Biển Đông, cùng Philippines tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông.

Sau khi lên nắm quyền vào cuối tháng 6/2016, Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhiều lần mạnh mẽ phê phán Mỹ và công khai đưa ra các phát biểu khiếm nhã đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Đại sứ Mỹ tại Philippines. Ông tuyên bố dừng kế hoạch tuần tra chung và tập trận chung giữa hai nước.

Ông Delfin Lorenzana xác nhận, Tổng thống Rodrigo Duterte muốn chấm dứt 28 hoạt động tập trận tổ chức liên hợp thường niên giữa hai nước. Ông khẳng định, nếu Mỹ rút viện trợ quân sự đối với Philippines thì lực lượng vũ trang Philippines cũng có thể tìm cách ứng phó.

Ông Delfin Lorenzana cho hay viện trợ quân sự Mỹ dành cho Philippines "hoàn toàn không đáng bao nhiêu". Quân đội Philippines có thể đề nghị Quốc hội nước này cấp kinh phí để bù đắp sự thiếu hụt khi Mỹ từ bỏ viện trợ cho Philippines.

Ông Delfin Lorenzana tin tưởng mục tiêu của Tổng thống Rodrigo Duterte là muốn giảm sự lệ thuộc của Philippines đối với Mỹ.

Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung (ảnh tư liệu)
Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung (ảnh tư liệu)

Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Philippines Perfecto Yasay cũng vừa cho biết do Mỹ khiến cho Philippines thất vọng, Tổng thống Rodrigo Duterte không thể không tiến hành điều chỉnh chính sách ngoại giao, đưa Philippines đi con đường ngoại giao độc lập theo đuổi lợi ích quốc gia.

Ông Perfecto Yasay cho rằng Mỹ sử dụng lâu dài chính sách "cây gậy + củ cà rốt" đối với Philippines, buộc Philippines phải đáp ứng nhu cầu và lợi ích của Mỹ.