"Hiện nay, tại đây trình bày những loại vũ khí của chiến binh đã bị tịch thu cách đây vài tuần. Các loại vũ khí này được cung cấp cho bọn khủng bố một cách bất hợp pháp từ nước ngoài. Ở đây có hơn 100 đơn vị vũ khí hạng nhẹ và lựu đạn cầm tay sản xuất tại Mỹ, Bỉ và Pháp…", ông Walid Hali nói trong cuộc trưng bày vũ khí của chiến binh vừa bị tịch thu ở Syria.
Trong một số trường hợp, những kẻ khủng bố tự "cải tiến" một số khẩu súng. Ví dụ, trong số các chiến lợi phẩm của quân đội Syria có những súng trường Mỹ M-16 mà các thủ công đã gắn ống ngắm.
Trung tướng Ali Al-Ali, người đứng đầu Bộ Chỉ huy quân đội Syria, cho biết rằng, tại Đông Gouta và khu vực phía Đông Damascus đã thu thập được nhiều bằng chứng không thể chối cãi chứng tỏ rằng bọn khủng bố đang sử dụng vũ khí và đạn dược của nước ngoài.
"Đã chụp ảnh những mảnh đạn với số sê-ri sản xuất ở nước ngoài. Chiến binh thường xuyên bắn các loại đạn này vào các khu dân cư ở Damascus và vùng ngoại ô", tướng Al-Ali cho biết.
Theo ông, trong khi rà phá bom mìn ở khu vực Sahour-2, phía Đông Aleppo, các đơn vị công binh đã phát hiện 193 đạn dược, trong đó có những quả lựu đạn cho súng phóng lựu M203 và những quả đạn cối 60mm sản xuất tại Mỹ.
Tướng Al-Ali nói, các loại vũ khí được mua theo chương trình của Lầu Năm Góc hỗ trợ các đồng minh của Mỹ lọt vào tay những kẻ khủng bố. Các lô hàng vũ khí đến khu vực Trung Đông bằng đường biển và được gửi đến Syria thông qua các khu vực biên giới không nằm dưới sự kiểm soát của quân đội chính phủ.
Chuyên gia quân sự Vladimir Bogatyrev, thiếu tướng quân dự bị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội quốc gia các sĩ quan dự bị của lực lượng vũ trang Nga, bày tỏ quan điểm rằng, Mỹ không kiểm soát nổi các thế lực nhận những vũ khí đó.
"Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia nhấn mạnh rằng, các loại vũ khí được mua theo chương trình của Mỹ nhằm hỗ trợ phe đối lập Syria lọt vào tay những chiến binh. Đáng tiếc, tình hình là như vậy kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh chống IS. Mỹ rất không thận trọng khi lựa chọn các công cụ mà họ sử dụng trên địa bàn Syria. Họ không kiểm soát nổi các lô hàng vũ khí cũng như đối tượng nhận những vũ khí đó.
Ngoài ra, trên thực tế, trong hàng ngũ phe đối lập Syria, mà Mỹ gọi là phe đối lập ôn hòa có khả năng đấu tranh chống tổng thống Syria Bashar Assad và đồng thời giúp cho Liên minh đấu tranh chống IS, có rất nhiều người đang cộng tác với các nhóm khủng bố và bán cho chúng các loại vũ khí mà họ nhận từ Mỹ. Hiện nay, khi IS cạn sức và sắp bị tiêu diệt ở Syria, vấn đề này trở thành gay gắt hơn. Việc các loại vũ khí được cung cấp theo các chương trình Mỹ lọt vào tay phe đối lập vũ trang sẵn sàng gây ra những vụ khiêu khích để chống lại các lực lượng chính trị muốn thiết lập hòa bình ở Syria là rất nguy hiểm. Tất nhiên, cộng đồng quốc tế nên phản ứng mạnh với điều đó", ông Vladimir Bogatyrev đánh giá.