Pantsir S-1 Nga xung trận đánh bại cuộc tấn công ồ ạt căn cứ ở Syria

VietTimes -- Đêm 06.01.2018, phiến quân Syria đã sử dụng 13 máy bay không người lái tấn công vào sân bay quân sự Hmeimim của Nga tại Syria. Kết quả là Pantsir – S1 bắn hạ 7 chiếc, 6 chiếc còn lại bị hạ bằng trang thiết bị tác chiến điện tử. Đây là vũ khí hoàn hảo để đánh chặn một cuộc tấn công bằng UAV số lượng lớn và Mỹ hiện không có loại tương tự.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm gần Pantsir-S1 trên chiến trường Syria
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm gần Pantsir-S1 trên chiến trường Syria

Trong một bài viết được đăng tải trên National Interest, tác gia Sébastien Roblin, bình luận viên trang War sBoring nhận định, tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir – S1 là vũ khí hoàn hảo để đánh chặn một cuộc tấn công bằng UAV số lượng lớn và Mỹ hiện nay không có loại nào tương tự.

Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần, định danh NATO là SA-22 Greyhound là hậu duệ và cũng là sự kết hợp hoàn hảo của ZSU-23 -4 "Shilka" và 2K22 Tunguska (SA-19). Pantsir –S1 là tổ hợp 2 loại vũ khí phòng không tầm gần và cận gần bao gồm 3 pháo tự động tốc độ cao 30 mm, có khả năng bắn đến 40 viên đạn trong 1 giây và 12 tên lửa phòng không tầm gần.

Trong cuộc chiến trang ở Syria, tổ hợp tên lửa Pantsir đã thể hiện năng lực chiến đấu xuất sắc với khả năng tiêu diệt tất cả các mục tiêu bay trên không phận căn cứ quân sự Hmeimim. Ngày 27.12.2017, chính Pantsir đã bắn hạ 2 rockets GRAD do phiến quân phóng vào căn cứ không quân, bài viết nhận xét.

Tổ hợp Pantsir ở Syria không gây được sự quan tâm đặc biệt của các nhà phân tích và phóng viên như S-400, theo tác giải bài viết chủ yếu do tổ hợp này có phạm vi hoạt động không lớn.

Pantsir được coi là lớp phòng thủ cuối cùng trong hệ thống phòng không bảo vệ mục tiêu, đảm nhiệm các nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện bay thấp, trực thăng chiến đấu, UAV và các loại tên lửa khác nhau. Khả năng này, trong một cuộc chiến tranh hiện đại mà Mỹ thường tiến hành trên khắp các chậu lục có ý nghĩa then chốt trong việc bảo vệ lực lượng khỏi các cuộc tấn công du kích.

Theo tác giả, điều đáng tiếc là bộ binh các lực lượng vũ trang Mỹ không có loại vũ khí tương đương Pantsir. Một phần do các tướng lĩnh, chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, lực lượng không quân chiến trường Mỹ có khả năng giải quyết tất cả các cuộc tấn công đường không..

Nhưng trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột mô hình chiến tranh du kích và khủng bố, quân đội Mỹ có thể không giành được ưu thế thống trị bầu trời. Về nguyên tắc, các máy bay tiêm kích Mỹ có thể bắn hạ một số UAV chiến đấu. Nhưng không thể cùng lúc chống trả hàng chục máy bay không người lái đồng loạt tấn công, đồng thời số lượng tên lửa và nhiên liệu lớn hơn nhiều lần so với các UAV bị tiêu diệt.

Cuộc tập kích đường không bằng UAV vào căn cứ sân bay Khmeimim cho thấy, môt hệ thống phòng không tầm gần tương tự như Pantsir thực sự cần thiết cho các đơn vị viễn chính. Một biên đội tiêm kích sẽ thực sự gặp khó khăn và có thể bỏ lọt mục tiêu khi phải đánh chặn một số lượng lớn UAV. Trong tương lai gần, các cuộc tấn công này sẽ có quy mô lớn hơn và số lượng đông UAV hơn, có nhiều chủng loại hơn,  National Interest nhấn mạnh.

Ưu điểm chính của Pantsir là hệ thống radar mảng pha thụ động, cho phép phát hiện mục tiêu trên khoảng cách xa đến 35 km, khóa và bám mục tiêu trên khoảng cách 15 km chỉ trong vòng 6 giây. Ngoài ra tổ hợp còn có hệ thống quan sát quang điện tử đa kênh, trong đó có kênh quang ảnh nhiệt nền tảng, cho phép có thể chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.

Tổ hợp có thể phóng liên tiếp 4 tên lửa phòng không vào 2 – 3 mục tiêu với giãn cách 1,5 giây cho mỗi lần phóng. Tầm cao tiêu diệt mục tiêu đạt đến 15 km. Tên lửa phòng không 57E6 không có đầu tự dẫn mà được dẫn đường bằng tín hiệu từ xe phóng, cho phép tiêu diệt mục tiêu bằng một vụ nổ phá mảnh khi tốc độ bay của mục tiêu đến 3 Mach, đạt xác suất tiêu diệt mục tiêu là 70%.

Vượt qua hệ thống phòng không tầm gần là vũ khí phòng không tầm cận gần, pháo phòng không 2A38M mm, có tốc độ bắn gấp 3 lần súng phòng không thông thường và hạ được mục tiêu trên tầm bắn đến 3 km.

Trong tương lai gần, một hệ thống phòng không tầm gần tương tự như Pantsir sẽ là loại vũ khí thực sự cần thiết cho Mỹ và đồng minh, trong điều kiện mô hình chiến tranh tương tự như cuộc chiến Syria và Afganistan.

Đêm 06.01.2018, một nhóm chiến binh đã sử dụng 13 máy bay không người lái tấn công vào sân bay quân sự Hmeimim của Nga tại Syria. Kết quả là Pantsir – S1 bắn hạ 7 chiếc, 6 chiếc còn lại bị hạ bằng trang thiết bị tác chiến điện tử. Đây cũng chính là mô hình sơ khai của một cuộc tấn công trong tương lai vào các căn cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài, nhưng có thể sẽ có quy mô lớn hơn nhiều lần.
Tổ hợp tên lửa Pantsir - S1 trên chiến trường Syria - video RT
QA