Ông Trump đã thắng lớn với bản báo cáo của Mueller

VietTimes -- Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đưa ra kết luận điều tra rằng tổng thống Donald Trump và chiến dịch tranh cử đã không đồng lõa với Nga để gây ảnh hưởng kết quả bầu cử 2016. Nhà báo Daniel McCarthy cho rằng, vụ điều tra trên được thực hiện là bởi ông Trump đã không tuân thủ những nguyên tắc của FBI, với một phần nguyên nhân là do ông đã sa thải James Comey. 
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và tổng thống Mỹ Donald Trump.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller và tổng thống Mỹ Donald Trump.

Liệu có phải che đậy nếu như không có một tội lỗi nào cần giấu diếm? Đây là câu hỏi mà Tổng Chưởng lý William Barr và phó Tổng Chưởng lý Rod Rosenstein phải trả lời sau khi nhận được báo cáo của công tố viên đặc biệt. Và họ có kết luận duy nhất mà họ có thể đạt được, thống nhất với những nguyên tắc cơ bản của cơ quan công tố liên bang và những thực tế được đưa ra trong điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller: Ông Donald Trump được tuyên bố vô tội với tất cả các điểm buộc tội - trong cuộc điều tra 2 năm về việc Nga can thiệp vào những cuộc bầu cử tại Mỹ năm 2016.

Ông Mueller đã tự mình giải tội cho ông Trump và chiến dịch "câu kết" với Nga để gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử. Với câu hỏi về sự gây trở ngại [cho cuộc bầu cử], ông đưa ra chứng cứ và lý lẽ của cả 2 bên mà không rút ra kết luận. Theo như những gì ông Barr viết trong lá thư gửi quốc hội ngày 24.3 thì: "bản báo cáo không tìm thấy hành động nào, mà chúng ta buộc tội, cấu thành hành động gây trở ngại pháp luật, có mối liên hệ với một hành động hay một dự tính được thực hiện với ý định xấu - mỗi điều trong đó, dưới hướng dẫn cơ bản về việc truy tố và đưa ra phán quyết buộc tội liên bang của Bộ Tư pháp, cần phải được chứng minh với một sự nghi ngờ hợp lý về việc phạm tội cản trở luật pháp".

Hai ông Barr và Rosenstein đã đưa tới kết luận này "mà không quan tâm tới điều khoản trong hiến pháp xung quanh việc định tội và truy tố một tổng thống đang đương nhiệm". Với những tiêu chuẩn thông thường của Bộ Tư pháp Mỹ, tổng thống Trump vô tội.

Điều xảy ra là một cú sốc đối với rất nhiều người trong giới truyền thông và những đối thủ chính của tổng thống Mỹ. Nhưng cũng cần lưu ý rằng cuộc điều tra của ông Mueller không phải là cuộc điều tra duy nhất không có kết quả. Từ thời điểm ông Trump thắng cử tổng thống, một tờ báo thù địch đã cho rằng ông đã thông đồng với Nga. Tờ báo này đã dành rất nhiều nguồn lực để chứng minh điều đó - nhưng không thành công. Thay vì chứng minh  hành động phạm tội của ông Trump, những người chỉ trích ông chỉ đưa ra câu chuyện mang tính ám chỉ. Trong đó những sự thật rải rác kết hợp với những lời bóng gió non nớt tạo ra một điều mang tính chất gợi ý chứ không phải là một bức tranh về sự thật. Như: ông Trump muốn xây dựng một tòa tháp tại Moscow. Quản lý chiến dịch tranh cử của ông, Paul Manafort là một nhân vật ám muội dính líu tới hoạt động chính trị của Ukraine. Nhiều lần quan chức của ông Trump đã gặp người Nga. hoặc một nhân vật có địa vị người Nga đã có trong phòng liên quan tới chiến dịch tranh cử. Ông Trump và chiến dịch của ông đặc biệt quan tâm tới những gì hacker Nga đã lấy được từ tài khoản của bà Hillary Clinton và chiến dịch của bà. Và danh sách trên vẫn còn chưa hết.

Ngoài việc chỉ ra sự cấu kết giữa ông Trump và người Nga, sự liên hệ ngẫu nhiên giữa chiến dịch cá nhân của ông Trump và người Nga cho thấy một điều ngược lại: người của ông Trump không biết đến những gì người Nga có hay họ đã định làm gì. Nhưng khi cuộc điều tra của ông Mueller được mở ra, những ai có động cơ tin rằng có một âm mưu giữa ông Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ vẫn hình dung tới việc tìm ra một chứng cớ đã bị bỏ sót. Nhưng khi báo cáo của ông Mueller được đưa ra, các nhà theo thuyết âm mưu đã phải đối mặt với cơn khủng hoảng tâm lý. Họ đang phải chịu nhiều trạng thái mất mát cùng lúc: chối bỏ, giận dữ, kì kèo (những lý do nước đôi về sự gây trở ngại pháp luật trong bản báo cáo, có nghĩa là ông Trump thật sự có tội), thất vọng và có thể có một chút là chấp nhận sự thật [5 trạng thái trong Mô hình nỗi khổ nổi tiếng của Kübler-Ross].

Câu chuyện lớn đã thiếu đi sự vững chắc ngay từ đầu. Tất cả các chứng cứ gián tiếp của Bộ Tư pháp và các hành động của FBI cho thấy rằng ban đầu không có mối nghi ngờ thực tế về việc tổng thống Mỹ móc ngoặc với Nga. Đánh giá những sự kiện tiếp theo dẫn đến việc bổ nhiệm ông Mueller [vào vị trí công tố viên đặc biệt]: Giám đốc FBI James Comey đã nói với vị tổng thống mới đắc cử Donald Trump rằng có một cuộc điều tra về sự can thiệp của người Nga đang diễn ra. Ông Comey nói với ông Trump rằng ông không bị điều tra. Ông Trump gây sức ép với ông Comey phải tuyên bố công khai về điều này. Những lời ám chỉ trên báo chí trở nên không kiểm soát được, câu chuyện kéo chính quyền xuống, và ông Trump thì không phải là nhà lãnh đạo tiếp cận một cách bị động với truyền thông hay bị thụ động và kiên nhẫn với những người làm việc cho mình khi ông đang bị tấn công. Ông Trump đã sa thải ông Comey. Chỉ khi đó, ông Rod Rosenstein đã chỉ định ông Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt cho nhiệm vụ điều tra việc người Nga can thiệp bầu cử, sự câu kết có thể diễn ra và liệu các hành động của ông Trump có gây cản trở luật pháp.

Ông Trump có tội vì đã cư xử theo những cách vi phạm "tiêu chuẩn" của chế độ quan liêu: vị giám đốc FBI hy vọng ngài tổng thống có một sự tôn trọng nhất định và tuân theo các tiêu chuẩn. Ông không nghĩ có thể bị sa thải một cách dễ dàng. Bản thân ông Mueller cũng là một cựu giám đốc FBI. Vì thế, việc ông Trump gây ảnh hưởng tới danh dự của tổ chức này có thể khiến Mueller muốn trừng trị ngài tổng thống, ngay cả khi những chứng cớ để hỗ trợ cho cuộc điều tra với áp lực cao trong hai năm rất nghèo nàn. Nếu có một khả năng thật sự về việc ông Trump phạm tội câu kết với Nga, thì ông Comey đã ứng xử khác ngay từ đầu và sẽ không dùng việc bị sa thải để có được một vị công tố viên đặc biệt được chỉ định.

Washington đã trả đũa được ông Donald Trump dù phe đối lập của tổng thống Mỹ không giành được những gì họ muốn. Cuộc điều tra của ông Mueller cũng không hơn gì so với vụ điều tra mà ông Comey đã thực hiện. Nhưng cuộc trình diễn của vị công tố viên đặc biệt và không gian được mở ra [để suy đoán về những gì có thể được khám phá đằng sau các sự việc đã xảy ra] có thể sẽ dạy cho ông Trump một bài học. Bài học này quan trọng hơn với cả những nhà chính trị ngang ngạnh đang chứng kiến sự việc - Là cái giá phải trả cao đến thế nào cho việc không tuân theo những tiêu chuẩn thích đáng của những người kế nhiệm J. Edgar Hoover [nhà sáng lập FBI].

Tiệp Nguyễn (chuyển ngữ)