Nộp 3/4 tài sản tham nhũng để thoát án tử, vẫn được giữ 1/4?

Giải thích nói trên được Phó vụ trưởng vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Trần Văn Dũng đưa ra tại cuộc họp báo công bố Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Theo đó, quy định nộp lại 3/4 tài sản tham nhũng này chỉ là tỷ lệ để xác định, xem xét điều kiện giảm nhẹ hình phạt.
Quy định nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội không có nghĩa người phạm tội được giữ lại 1/4 còn lại, mà đây chỉ là tỷ lệ để xác định, xem xét điều kiện giảm nhẹ hình phạt.
Quy định nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội không có nghĩa người phạm tội được giữ lại 1/4 còn lại, mà đây chỉ là tỷ lệ để xác định, xem xét điều kiện giảm nhẹ hình phạt.

Giải thích nói trên được Phó vụ trưởng vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Trần Văn Dũng đưa ra bên lề cuộc họp báo công bố Bộ luật Hình sự (sửa đổi), chiều 18/12.

Quy định nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội không có nghĩa người phạm tội được giữ lại 1/4 còn lại, mà đây chỉ là tỷ lệ để xác định, xem xét điều kiện giảm nhẹ hình phạt.

Theo khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi cơ bản và toàn diện là công cụ sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội…

Bộ luật đã bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội và mở rộng thêm hai trường hợp không thi hành án tử hình gồm: người từ đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Quy định cụ thể trong trường hợp này sẽ chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.

Quy định này cũng được lý giải là nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế.

Trao đổi với báo chí về những quy định mới nói trên, Thứ trưởng Long nói trong giai đoạn Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có hiệu lực, việc nộp lại tiền chỉ là một điều kiện để xem xét giảm án. Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng các điều kiện khác như tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra…

Ông Long cũng cho biết, theo nguyên tắc, những trường hợp người phạm tội đã bị kết án nhưng đến thời điểm Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực (1/7/2016) mà chưa thi hành án thì khi thi hành án cũng được áp dụng quy định mới.

Có một băn khoăn được nêu ra là quy định này không hỗ trợ đấu tranh với tội phạm tham nhũng, vì định lượng nộp lại 3/4 tài sản đã tham nhũng nghĩa là người phạm tội vẫn giữ lại được 1/4 số tài sản chiếm đoạt được cho gia đình, người thân mà vẫn không mất mạng. Như vậy, tội phạm tham nhũng vẫn có tư tưởng “hy sinh đời bố củng cố đời con”.

Trước băn khoăn này, Phó vụ trưởng vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Trần Văn Dũng làm rõ thêm, thực tế hiện nay, theo Nghị định 179 của Chính phủ, quy định này đã và đang được áp dụng, những đối tượng đạt đủ điều kiện cũng được miễn án tử. Quy định nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội không có nghĩa người phạm tội được giữ lại 1/4 còn lại, mà đây chỉ là tỷ lệ để xác định, xem xét điều kiện giảm nhẹ hình phạt.

Bên cạnh nội dung nói trên, đáng chú ý là lần sửa đổi này, với các tội phạm về kinh tế và chức vụ, Bộ luật Hình sự đã bỏ tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” bằng các tội danh cụ thể trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Quyết định thay thế tội danh này được lý giải là để tránh sự tùy tiện trong áp dụng, trên cơ sở cân nhắc kỹ kết quả tổng kết thực tiễn xét xử về tội “cố ý làm trái” trong những năm qua, đồng thời, rà soát quy định của các luật chuyên ngành trên các lĩnh vực quản lý kinh tế.

Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các tội danh hiện có trong chương 18 về các tội xâm phạm trật tự kinh tế (gồm 38 điều), Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã thay thế điều 165 về tội “cố ý làm trái” bằng 9 tội danh mới thuộc các lĩnh vực: quản lý cạnh tranh, đầu tư công; quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; đấu thầu; đấu giá tài sản; kế toán; quản lý thuế; xây dựng; bồi thường thu hồi đất.

Theo VnEconomy