"Nội soi" bí mật siêu hạm SIGMA 9814 Việt Nam sắp trang bị

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã chính thức đặt mua 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Sigma ( hullmodule SIGMA 9814) của Tập đoàn Damen (Hà Lan).
"Nội soi" bí mật siêu hạm SIGMA 9814 Việt Nam sắp trang bị

Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng của Hải quân Việt Nam, đó cũng là nhu cầu bức thiết phải phát triển công nghiệp đóng tàu quân sự hiện đại. Mô hình tàu SIGMA của Hà Lan là mô hình chiến hạm dạng modules, tiên tiến trong công nghệ đóng tàu hiện đại.

Cơ sở căn bản của hệ thống các lớp tàu Sigma tuần tra và hộ tống là thân tàu được thiết kế thành các module với những thành phần kỹ thuật bên trong của nó, Sigma là phương pháp cấu trúc thân tàu bằng gải pháp tích hợp các module hình học không gian 3D. Đây là phương pháp thiết kế tàu hoàn toàn mới, cho phép có thể tăng chiều dài cũng như khả năng của Sigma ship lên đến bất cứ giới hạn nào. Mã số của Sigma được tính là chiều dài thân tầu. Từ đó có thể tính được các tính năng kỹ chiến thuật của tàu. Sigma 9113 là tàu dài 91m rộng 13 m, SIGMA 10513 là tàu dài 105 m và rộng 13 m.  

Thiết kế nguyên mẫu tàu được phát triển từ việc thiết kế thân tàu có tốc độ cao, độ dãn nước thấp của công ty MARIN Teknikk AS những năm 1970x.

Tĩnh năng kỹ chiến thuật lớp tàu  hộ tống:

 Sigma Việt Nam có độ dãn nước vào khoảng trên 2.000 tấn (có thể là 2.100 tấn), mớn nước khoảng 3.7-3,8m. Sigma 9814 chiều dài 98m, rộng 14m, hai con số dài, rộng này tương ứng với số “9814”, đây là cách định danh của Damen dành cho các biến thể thuộc lớp tàu Sigma.

Động lực thân tàu:

- Hai động cơ 2 x SEMT Pielstick 20PA6B STC cho công suất 8910 kW với hệ thống truyền động lực điều khiển lái tàu hạng nhẹ cho mỗi động cơ Geislinger BE 72/20/125N + BF 110/50/2H (hệ thống truyền động lực kết hợp thép và composte)
- 4 x Máy phát điện nguồn thân xe Caterpillar 3406C TA công suất 350 kW một chiếc
- 1 x Máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B công suất  105 kW
- 2 x trục chân vịt với chân vịt năm cánh CP của  Rolls Royce Kamewa 5 bladed CP 

Hộp số RENK ASL 94

- 2 x Hộp số Renk ASL94 với một bước vào số và ống thủy lực vào số ổn định thụ động. 

 Tốc độ:

- Cực đại : 28 hải lý  (52 km/h)

- Hải trình : 18 hải lý knots (33 km/h)

- Hành trình tiết kiệm nhiên liệu: 14 hải lý knots (26 km/h)

- Tầm xa hoạt động:

Với tốc độ hải trình 18 hải lý  knots (33 km/h): 3,600 Nm (6,700 km)

Tốc độ hải trình tiết kiệm 14 knots (26 km/h): 4,800 Nm (8,900 km)

Thủy thủ đoàn: 20, có thể tăng cường đến 80 bao gồm cả lính thủy đánh bộ hoặc đặc nhiệm

 Hệ thống chỉ huy tác chiến và tổ hơp radar phục vụ hoạt động của tầu:

Hệ thống điều khiển hỏa lực: Thales Group TACTICOS với bốn  bảng điều khiển điện tử của các trắc thủ hỏa lực. Mk 3 2H.

- Radar trinh sát, tìm kiếm và bắt mục tiêu: Radar mạng pha  3D giám sát, theo dõi và bám mục tiêu MW08 3D

Thiết bị nhận dạng mục tiêu, phân biệt địch, ta: Thales TSB 2525 Mk XA (kết hợp với radar trinh sát MW08)

- Radar quản lý hải trình: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA 

 - Radar điều khiển hỏa lực: Ra dar theo dõi , quản lý và điều khiển hỏa lực LIROD Mk 2. 

- Liên kết truyền dữ liệu: Hệ thống liên kết truyền thông và chia sẻ dữ liệu tác chiến và quản lý điều hành LINK Y Mk 2 datalink.
- Sonar: Sonar sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động và chủ động được gắn vào thân tầu Thales UMS 4132 Kingklip ASW
- Thông tin nội bộ: hệ thống thông tin liên lạc nội bộ Thales Communication's Fibre Optical Communications Network (FOCON) hoặc EID's ICCS cho phép thông tin liên lạc nội bộ của tầu và kết nối với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát truyền thông của hệ thống 
- Hệ thống liên lạc vệ tinh: hệ thống Nera F series
- Hệ thống định vị và tính quỹ đạo hải hành. : Hệ thống tích hợp la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Anschutz.

- Hệ thống ngụy trang tàng hình và tác chiến điện tử : Hệ thống Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge System Electronic tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa:

                    ESM: Thales DR3000
                    ECM: Racal Scorpion 2L

Tổ hợp súng mồi bẫy: TERMA SKWS, sử dụng ống phóng DLT-12T 130mm đặt trên 2 bên boong tầu. 

Vũ khí trang bị: 

Phòng không chiến hạm: Hai hệ thống phóng thẳng đứng VL-MICA-M với 40 tên lửa phòng không VL MICA. Tên lửa MICA có trọng lượng 112 kg; dài 3.1 m, đường kích đạn160mm, lắp đầu đạn nổ phá mạnh nặng 12 kg; tầm bắn tối đa lên tới 20 km; trần bay 11 km; tốc độ Mach 3; 

Hệ thống ống phóng thẳng đứng và tên lửa phòng không 

Tên lửa chống tầu : 4 x MBDA Exocet MM40 Block III

Pháo phòng không : Oto Melara 76 mm Phía mũi tầu 

2 Pháo phòng không x 20 mm Denel Vektor G12 (Lisence copy of GIAT M693/F2) 
Ngư lôi: Sử dụng ngư lôi tiêu chuẩn châu Âu EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515. 

Không quân: Bãi đỗ cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ bay biển, có hầm cho trực thăng.

  • Indonesia đã sở hữu 4 tầu hộ tống loại 9113 đang hoạt động từ năm 2009 và đến tháng 8 năm  2010 đã ký hợp đống đóng mới tầu tuần biển (frigate) PKR 105 trên cơ sở  SIGMA 10514 tại xưởng đóng tầu PT PAL Shipyard của Indonesia.
  • Morocco hiện đang sở hữu 2 chiếc tầu Sigma 9813 hộ tống hạng năng với VLS và một khinh hạm loại SIGMA 10513.

Điểm ưu việt của hệ thống model tầu SIGMA trên thực tế và cấu trúc thiết kế tiên tiến. Khi đã có được công nghệ đóng tầu lớp modules, có thể tiếp tục đóng mới các loại tầu hạng nhẹ khác nhau dựa trên cơ sở các modules đã được thiết kế và tích hợp các loại vũ khí trang bị được sản xuất từ các nước khác nhau.

Phần đài điều khiển tầu

Phần mũi tầu.

Sơ đồ pháo hạm

Tên lửa chống tầu Exocet NM40

Phóng tên lửa phòng không. 

Theo: QPAN