Những vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nguy hiểm nhất trong lịch sử

VietTimes – Được sử dụng từ cách đây hàng ngàn năm, vũ khí hóa học là công cụ giết người vô cùng khủng khiếp trong chiến tranh.
Vũ khí hóa học là công cụ giết người hàng loạt đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Nguồn: Diplomaticourier
Vũ khí hóa học là công cụ giết người hàng loạt đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Nguồn: Diplomaticourier

Trong lịch sử chiến tranh, từ xa xưa người ta đã biết lợi dụng đặc điểm độc tính cao và tác dụng nhanh của các chất hóa học để gây tổn thất lớn cho đối phương. Những chất độc hóa học tác động vào da, máu, hệ thống thần kinh và cơ quan hô hấp của con người, cũng như tổn thương trực tiếp cho động thực vật.

Sơ lược về lịch sử của vũ khí hóa học. Nguồn: NBC

Tuy nhiên, vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đầu tiên được ghi nhận diễn ra năm 256 trước Công nguyên. Nhà khảo cổ James Simon tại Đại học Leicester đưa ra bằng chứng về hỗn hợp nhựa đường và lưu huỳnh, dưới nhiệt độ cao tạo ra khí độc sát hại 20 lính La Mã tại đường hầm dưới thành phố Dura-Europos, nay thuộc Syria.

Sự phát triển của công nghệ hóa học đã giúp cho vũ khí hóa học được sử dụng rộng rãi hơn từ thế kỷ 20. Đặc biệt, Thế Chiến I được gọi là “cuộc chiến của các nhà hóa học” bởi những loại khí độc chết người được sản sinh trong suốt cuộc chiến tranh. Trong trận chiến Ypres diễn ra Mặt trận phía Tây năm 1915, quân đội Đế quốc Đức là lực lượng quân sự đầu tiên sử dụng khí độc với quy mô lớn khi thả hàng ngàn ống khí clo màu vàng, được biết dưới tên Khí Mù-tạt trên khắp mặt trận hướng về phía quân Pháp, làm bị thương 1 triệu và khiến 100.000 binh lính ở cả hai bên thiệt mạng tại Gravenstafel.

Đế quốc Đức sử dụng khí Mù-tạt trong Thế Chiến I. Nguồn: History

Với sức tàn phá kinh hoàng, Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc) đã đề ra tài liệu quy định nghiêm cấm sử dụng vũ khí hóa và sinh học vào năm 1925. Nghị định Geneva tuyên bố “việc sử dụng các loại khí gây ngạt, khí độc và các loại khí khác cũng như các chất lỏng, vật liệu và thiết bị tương tự trong chiến tranh sẽ bị toàn thể thế giới văn minh lên án nghiêm khắc”. Thời điểm đó, hơn 30 quốc gia ký kết tuân thủ nghị định, tới nay đã là 100 quốc gia.

Mặc dù đã có quy định quốc tế nghiêm cấm sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh, thế nhưng thứ “vũ khí của quỷ” này vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong Thế Chiến II và những cuộc chiến sau này, và nguy hiểm hơn là vũ khí hóa học xuất hiện trong những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường.

Mỹ sử dụng chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn: Telegraph

Chiến tranh Việt Nam từ năm 1961-1971 chứng kiến việc quân đội Mỹ rải chất độc màu da cam trong chiến dịch Bàn tay Nối dài (Rach Hand) nhằm tiêu hoa sinh lực của quân đội ta và hủy diệt môi trường, hệ sinh thái. Chất độc da cam có chứa dioxin, một loại hóa chất gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, dị dạng, rối loạn chức năng và để lại di chứng nặng nề cho các thế hệ sau của những người bị phơi nhiễm chất độc này. Ước tính 400.000 người Việt Nam đã chết hoặc tàn tật, 500.000 trẻ sinh ra với dị tật bởi chất độc hóa học này. Đó là chưa kể số lượng lớn cựu binh Mỹ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Trong số các loại vũ khí hóa học thì chất độc thần kinh (nerver agent) có ảnh hưởng ghê gớm nhất, có thể phát tán dưới dạng lỏng hoặc dạng khí và dễ dàng khiến nạn nhân tử vong trong vài phút. Tháng 3/1995, giáo phái ngày tận thế Aum Shinrikyo đã tiến hành 5 vụ tấn công khủng bố bằng khí độc Sarin trên các tuyến tàu điện ngầm tại Tokyo, Nhật Bản khiến 13 người chết và hơn 6.000 người bị thương.

Giáo phái ngày tận thế Aum Shinrikyo tiến hành vụ khủng bố bằng vũ khí hóa học tại Tokyo năm 1995. Nguồn: ABC

Vừa qua, Anh đã cáo buộc Nga đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal. Ngày 14/4, Mỹ đứng đầu liên minh (Mỹ-Anh-Pháp) mở cuộc tấn công vào Syria lấy lý do là chính quyền của ông Bashar Assad sử dụng vũ khí hóa học tại Douma khiến hàng chục người chết. Cả ba vụ việc trên đều liên quan tới loại khí độc có tên Sarin. Sarin là loại vũ khí do Đức quốc xã phát triển, có khả năng tác động cực nhanh tới tê bào thần kinh, làm tê liệt cơ hoành khiến nạn nhân chết ngạt.

Phía Mỹ chưa cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào ngoài một đoạn video ngắn về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại Douma. Hiện Tố chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) đang có mặt tại thủ đô Damascus để bắt đầu công tác điều tra.