Những phụ kiện “ẩn họa” trên ô tô

Đối với nhiều chủ xe, việc lắp thêm các phụ kiện trên ô tô là một trong những thú vui. Tuy nhiên, việc "độ" xe không đúng cách có thể gây hư tổn thiết bị điện và nguy hiểm trực tiếp cho người lái.
Lắp thêm phụ kiện không đúng cách có thể gây ra "hiểm họa". Ảnh MH.
Lắp thêm phụ kiện không đúng cách có thể gây ra "hiểm họa". Ảnh MH.

Bọc vô lăng rườm rà

Bọc vô lăng thể hiện phong cách của chủ xe. Tuy nhiên, nên chọn bọc vô lăng giúp tối ưu khả năng đánh lái, không nên dùng loại rườm rà hoặc trơn trượt có thể gây nguy hiểm cho tài xế.

Không nên dùng ốp vô lăng loại rườm rà hoặc trơn trượt. Ảnh BD
Không nên dùng ốp vô lăng loại rườm rà hoặc trơn trượt. Ảnh BD

Núm vặn vô lăng một tay

Phụ kiện này được gắn trực tiếp trên vô lăng giúp tài xế đánh lái nhanh chóng bằng một tay. Nhưng thực tế, cách xoay vô lăng một tay không hề nằm trong bất kỳ giáo trình dạy lái xe nào, và cũng không được khuyến khích. Ngoài ra, phụ kiện này có thể vướng vào tay áo gây nguy hiểm cho người lái.

Phụ kiện này có thể vướng vào tay áo gây ra tình huống nguy hiểm. Ảnh BD
Phụ kiện này có thể vướng vào tay áo gây ra tình huống nguy hiểm. Ảnh BD

Lót sàn rẻ tiền

Chủ xe thường mua thêm lót sàn nhằm bảo vệ ô tô được sạch sẽ, nhưng nếu chọn loại rẻ tiền bằng nhựa cứng có thể khiến bàn đạp ga bị mắc kẹt, gây tai nạn nghiêm trọng.

Bàn đạp chân ga có thể vướng vào thảm trải sàn, gây nên hiện tượng “xe điên“. Ảnh BD
Bàn đạp chân ga có thể vướng vào thảm trải sàn, gây nên hiện tượng “xe điên“. Ảnh BD

Màn hình video gắn trần xe

Thiết bị này làm che khuất tầm nhìn phía sau của tài xế, đồng thời gây mất tập trung. Nếu muốn lắp thiết bị này trên xe, tài xế nên gắn vào phía sau tựa đầu ghế trước.

Thiết bị này làm che khuất tầm nhìn phía sau của tài xế. Ảnh BD
Thiết bị này làm che khuất tầm nhìn phía sau của tài xế. Ảnh BD

Giá đỡ điện thoại trên vô lăng

Phụ kiện này được gắn trên vô lăng giúp tài xế dễ dàng sử dụng điện thoại ngay trước mặt. Cách làm này hết sức phản khoa học, gây phân tâm cho người lái và có thể khiến chứng nghiện điện thoại tăng thêm.

Phụ kiện này được gắn trực tiếp trên vô lăng. Ảnh BD
Phụ kiện này được gắn trực tiếp trên vô lăng. Ảnh BD

Chốt cài tắt thông báo dây an toàn

Khi cắm chốt cài "giả" vào dây an toàn, hệ thống điện tử trên ô tô sẽ bị đánh lừa rằng dây đai an toàn đã được cắm, từ đó không phát ra cảnh báo nữa.

Nếu hành khách không thắt dây an toàn, thì khi xảy ra tai nạn túi khí không thể bung ra được. Chính vì vậy, việc “qua mặt” hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn bằng chốt cài là việc làm vô cùng nguy hiểm.

Cắm chốt cài “giả” sẽ làm túi khí không hoạt động khi xảy ra tai nạn mạnh. Ảnh BD
Cắm chốt cài “giả” sẽ làm túi khí không hoạt động khi xảy ra tai nạn mạnh. Ảnh BD

Lắp thêm loa 

Nhiều chủ xe không hài lòng về hệ thống âm thanh trong xe, nên đã gắn thêm loa bass và bộ khuếch đại âm thanh. Tuy nhiên, việc này khiến nguồn điện trong xe trở nên quá tải, dễ gây cháy nổ.

Lắp loa công suất lớn sẽ khiến hệ thống điện trong xe quá tải. Ảnh BD
Lắp loa công suất lớn sẽ khiến hệ thống điện trong xe quá tải. Ảnh BD

Đệm giường hàng ghế sau

Quan điểm của những người mua đệm giường là để trẻ con, người già có thể nằm thoải mái, đỡ mỏi trên hành trình dài. Điều này, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cực lớn vì người dùng không thể thắt được dây an toàn. Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra tai nạn thì người nằm trên xe sẽ bị mất phương hướng, dễ va đập vào các góc cạnh nguy hiểm xung quanh.

Người nằm trên đệm giường sẽ mất phương hướng khi xảy ra tai nạn. Ảnh BD
Người nằm trên đệm giường sẽ mất phương hướng khi xảy ra tai nạn. Ảnh BD

Theo Lao Động

https://laodong.vn/xe/nhung-phu-kien-an-hoa-tren-o-to-759858.ldo