Những điều ít ai biết về hệ thống đáp trả hạt nhân có biệt danh "Bàn tay chết chóc" của Nga

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Hệ thống này có thể tự động phóng hàng trăm tên lửa hạt nhân nhắm tới kẻ thù mà không cần lệnh của con người.
Hệ thống đáp trả hạt nhân có biệt danh "Bàn tay chết chóc" của Nga (Ảnh: RBTH)
Hệ thống đáp trả hạt nhân có biệt danh "Bàn tay chết chóc" của Nga (Ảnh: RBTH)

Lực lượng quân đội Nga đang sở hữu 700 “tàu sân bay” vũ khí hạt nhân - máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm hạt nhân và hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tuy nhiên, ít người biết rằng một trong số chúng có thể hoạt động tự động và tấn công các mục tiêu nguy hiểm của kẻ thù ,ngay cả khi toàn bộ lãnh thổ của đất nước bị phá hủy sau một cuộc tấn công hạt nhân.

Hệ thống này được đặt biệt danh là "Bàn tay chết chóc". Vậy hệ thống độc đáo này của quân đội Nga hoạt động như thế nào?

"Bàn tay chết chóc" là gì

Hệ thống "Bàn tay chết chóc" được điều khiển tự động (Ảnh: RBTH)

Hệ thống "Bàn tay chết chóc" được điều khiển tự động (Ảnh: RBTH)

Hệ thống 'Perimeter' của quân đội Nga được Mỹ và các nước Châu Âu gọi với biệt danh "Bàn tay chết chóc". Đây là một hệ thống điều khiển tự động được sử dụng để đáp trả các cuộc tấn công hạt nhân.

Nói một cách đơn giản, nếu lãnh thổ của Nga bị tàn phá sau một cuộc tấn công hạt nhân, hệ thống Perimeter sẽ tự động tấn công lãnh thổ của kẻ thù bằng tên lửa hạt nhân tương tự.

Lý do hệ thống 'Perimeter' ra đời

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bộ chỉ huy quân sự Liên Xô hiểu rằng chỉ cần một tên lửa hạt nhân cũng có thể phá hủy căn cứ chỉ huy vận hành các cơ sở hạt nhân.

Họ cũng nhận thấy rằng sẽ có các phương tiện tác chiến vô tuyến điện tử có thể ngăn chặn các kênh kiểm soát tiêu chuẩn đối với các lực lượng hạt nhân chiến lược.

Do đó, quân đội đã yêu cầu một kế hoạch dự phòng để đảm bảo một cuộc tấn công "trả đũa" bằng tên lửa hạt nhân từ tất cả các silo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Khái niệm vũ khí mới

Hệ thống "Bàn tay chết chóc" tạo ra một khái niệm vũ khí mới (Ảnh: RBTH)

Hệ thống "Bàn tay chết chóc" tạo ra một khái niệm vũ khí mới (Ảnh: RBTH)

Để hoàn thành nhiệm vụ, các kỹ sư Liên Xô đã quyết định tạo ra một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sẽ được sử dụng làm trung tâm, sau khi phóng, sẽ kích hoạt tất cả các hầm chứa những quả tên lửa nguyên tử khác trên lãnh thổ Liên Xô và nhắm về phía kẻ thù.

Tên lửa mới sẽ được đặt trong một hầm chứa mới xây dựng(có khả năng chịu được một vụ tấn công hạt nhân trực tiếp), được cài đặt sẵn tọa độ bay và và tín hiệu vô tuyến mà nó sẽ gửi đến tên lửa trong quá trình bay.

Hệ thống "Bàn tay chết chóc" được tạo ra như thế nào?

Hệ thống "Bàn tay chết chóc" có khả năng di chuyển trên toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, đồng thời gửi lệnh tác chiến tới các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác (Ảnh: RBTH)

Hệ thống "Bàn tay chết chóc" có khả năng di chuyển trên toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, đồng thời gửi lệnh tác chiến tới các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác (Ảnh: RBTH)

UR-100N (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được NATO đặt tên là SS-19 ‘Stiletto’) đã được chọn làm cơ sở cho vũ khí mới. Đặc biệt, các kỹ sư đã tạo ra một đầu đạn mới được gắn thiết bị thiết bị phát sóng vô tuyến mạnh mẽ.

Việc chế tạo được triển khai vào giữa những năm 1970 và đến cuối thập kỷ này, nguyên mẫu đã được đưa đi thử nghiệm quân sự. Các cuộc thử nghiệm đầu tiên cho thấy tên lửa có khả năng bay với quãng đường 4.500 km ở độ cao 4.000 mét và có thể gửi thành công tín hiệu vô tuyến đến các vật thể khác trong quá trình bay của nó.

Trong 5 năm, bộ chỉ huy quân sự đã tiến hành "thử nghiệm chiến đấu" để xem liệu vũ khí mới có đủ khả năng mở một silo thực sự và đưa tên lửa hạt nhân mạnh nhất của đất nước đến một điểm được chỉ định hay không.

Vào tháng 11/1984, tên lửa chỉ huy được phóng từ Byelorussian và có thể truyền lệnh phóng tới một bệ phóng silo gần Baikonur ở Kazakhstan. ICBM R-36M cất cánh từ silo (theo mã hóa của NATO là SS-18 ‘Satan’) đã bắn trúng mục tiêu ở một khu vực cụ thể tại bãi thử Kura ở Kamchatka.

Loại vũ khí mới đã chứng tỏ chúng có khả năng di chuyển trên toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, đồng thời gửi lệnh tác chiến tới các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác.

Năm 1985, hệ thống mới được quân đội áp dụng và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay để bảo vệ lãnh thổ Nga.

Những nâng cấp của hệ thống "Bàn tay chết chóc" ngày nay

“Bàn tay chết chóc” nằm trong danh sách nhận các khối tên lửa siêu thanh, có thể di chuyển với tốc độ 5-7 km/giây (Ảnh: RBTH)

“Bàn tay chết chóc” nằm trong danh sách nhận các khối tên lửa siêu thanh, có thể di chuyển với tốc độ 5-7 km/giây (Ảnh: RBTH)

Hệ thống "Bàn tay chết chóc" không chỉ bao gồm tên lửa, mà còn có các radar dọc theo lãnh thổ của Nga và các vệ tinh thu thập thông tin từ không gian. Đây là một hệ thống máy tính phức tạp, liên tục phân tích hàng loạt các thông số - các hoạt động địa chấn, mức độ bức xạ, cũng như giám sát dữ liệu từ hệ thống cảnh báo tên lửa đặt dọc theo lãnh thổ.

"Hệ thống đã được sửa đổi vài lần trong suốt nhiều năm khai thác. Đầu tiên, Nga đã tích hợp vào các phương tiện tình báo vô tuyến điện mới của mình như radar lớp Voronezh có khả năng phát hiện các vụ phóng tên lửa cách xa tới 7.000 km. Sau đó, các kỹ sư đã sửa đổi đầu đạn của nó để chống lại các phương tiện chiến tranh điện tử mới có khả năng làm tắt tín hiệu vô tuyến”, ông Ivan Konovalov, Giám đốc phụ trách phát triển của Quỹ Khuyến khích Công nghệ Thế kỷ 21 cho biết.

Theo ông Konovalov, “Bàn tay chết chóc” nằm trong danh sách nhận các khối tên lửa siêu thanh, có thể di chuyển với tốc độ 5-7 km/giây. Các tên lửa mới sẽ được đưa vào sử dụng trong quân đội cùng với các ICBM lớp Sarmat mới.

Theo RBTH