Nhật sẽ phóng vệ tinh phòng thủ tên lửa để do thám kỹ đối phương tiềm tàng

VietTimes -- Vệ tinh mới Kirameki 2 có thể trao đổi lượng lớn thông tin với tốc độ cao như thông tin và video phóng tên lửa đạn đạo từ các căn cứ của các nước khác, trong đó có Triều Tiên.
Tên lửa phòng thủ của Nhật Bản.
Tên lửa phòng thủ của Nhật Bản.

Hãng tin United Press International (UPI) Mỹ ngày 17 tháng 1 cho hay Nhật Bản đang có kế hoạch phóng vệ tinh phòng thủ tên lửa vào ngày 24 tháng 1 năm 2017, nâng cấp mạng lưới theo dõi của nước này. Mạng lưới này có thể phát hiện và theo dõi Triều Tiên phóng tên lửa.

Hiệp hội truyền thanh Nhật Bản ngày 17 tháng 1 cho biết vệ tinh này sẽ phóng ở Trung tâm vũ trụ đảo Tanega, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.

Vệ tinh này chủ yếu dùng để cho phòng thủ tên lửa đạn đạo, rất có khả năng là biện pháp đối kháng nhằm vào thực lực tên lửa ngày càng phát triển của Triều Tiên.

Trong thời điểm Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phụ trách nhiều nhiệm vụ hơn, động thái này của Nhật Bản phù hợp với Luật An ninh mới được phê chuẩn vào năm 2015.

Tháng 12 năm 2016, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên được phép sử dụng súng ống và các vũ khí khác trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Xu-đăng.

Tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên (ảnh tư liệu)
Tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên (ảnh tư liệu)

Đến nay, luật pháp Nhật Bản cho phép một khi Nhật Bản hoặc đồng minh thân cận bị tấn công thì Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể tham gia nhiệm vụ ở nước ngoài.

Sau khi phóng vệ tinh mới, nó có thể trao đổi lượng lớn thông tin với tốc độ cao, bao gồm các thông tin và video phóng từ các căn cứ của nước khác.

Giữa vệ tinh và lực lượng triển khai ở các khu vực khác nhau sử dụng thông tin vệ tinh sóng ngắn X, do thông tin sóng ngắn X sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và địa hình. Thông tin vệ tinh sóng ngắn X có thể truyền và thu nhận rất nhiều dữ liệu một cách tin cậy.

Vệ tinh mới được gọi là Kirameki 2. Theo Hiệp hội phát thanh Nhật Bản, một chiếc vệ tinh khác ban đầu dự định phóng vào ngày 1 tháng 7 năm 2016, nhưng đã bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển, cho nên việc phóng vệ tinh này bị hủy bỏ.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu)