Nhật chặn tên lửa ở eo biển, không có Mỹ vẫn đối phó Trung Quốc

VietTimes -- Nhật Bản tăng cường triển khai quân sự ở đảo Miyako để thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp, tăng cường sức mạnh quân sự, để khi không còn chỗ dựa của Mỹ thì vẫn thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ các đảo trước sức ép từ Trung Quốc.
Đảo Miyako rất gần đảo Senkaku. Ảnh: CCTV/People
Đảo Miyako rất gần đảo Senkaku. Ảnh: CCTV/People

Các nguồn tin cho biết, Nhật Bản sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở đóng quân mới ở đảo Miyako, tỉnh Okinawa vào tháng 8/2017, triển khai lực lượng cảnh giới và tên lửa của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất ở đó. Nhật Bản làm như vậy là để ngăn chặn việc đi lại của hải quân Trung Quốc ở eo biển Miyako.

Trong khi đó, tại Đối thoại Shangri-La 2017 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố Mỹ là cường quốc của khu vực Thái Bình Dương, sẽ phát huy vai trò đi đầu và triển khai hợp tác với các nước khác trong khu vực Thái Bình Dương để đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực này.

Ông James Mattis tái khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hệ thống đồng minh, đề cập đến việc Mỹ và Nhật Bản mở rộng hợp tác phòng thủ.

Sau khi ông James Mattis rời khỏi Singapore, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lập tức tuyên bố triển khai lực lượng cảnh giới và tên lửa ở đảo Miyako, dùng hành động thực tế để phối hợp với Mỹ.

Về quân sự, Nhật Bản triển khai lực lượng cảnh giới và tên lửa đất đối hạm Type 12 tầm bắn 200 km ở đảo Miyako, trong thời bình có tác dụng răn đe nhất định đối với tàu chiến hải quân Trung Quốc đi qua eo biển Miyako.

Đầu tháng 2/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Nhật Bản. Ảnh: Nikkei Asian Review
Đầu tháng 2/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Nhật Bản. Ảnh: Nikkei Asian Review

Nhưng theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Hiểu Quân dèm pha rằng về vị trí địa lý và môi trường chiến trường của đảo Miyako, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không triển khai tên lửa chống hạm Type 12 ở đó với mật độ hạn chế, khả năng chống đỡ và khả năng phá hủy cũng có hạn.

Đặc biệt, trong thời chiến trận địa tên lửa đất đối hạm hạn chế chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu tấn công tầm xa của tên lửa đạn đạo và lực lượng không quân đối phương. Do đó, khả năng sống sót của trận địa này rất hạn chế.

Trong Phương hướng hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật bản mới nhất đã quy định rõ là nhiệm vụ “phòng thủ và tranh đoạt đảo” chủ yếu do Nhật Bản đảm nhiệm. Vì vậy, trong tình hình không có chỗ dựa từ Mỹ, Nhật Bản cấp bách triển khai quân sự ở đảo Miyako là điều có thể lý giải.

Nhật Bản muốn hợp tác quân sự chặt chẽ với Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu lớn về chính trị là sửa đổi Hiến pháp. Do đó, Nhật Bản chắc chắn muốn có những động thái về mặt quân sự.

Vì vậy, động thái tăng cường triển khai quân sự ở đảo Miyako lần này của Nhật Bản là một hoạt động triển khai quân sự đơn thuần.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe coi trọng tăng cường sức mạnh quân sự.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe coi trọng tăng cường sức mạnh quân sự.