Nhật Bản thúc đẩy các chương trình viện trợ ở Lào để kiềm chế Trung Quốc

VietTimes -- Nhật Bản viện trợ cho Lào coi trọng hơn về chất, trong khi đó các dự án của Trung Quốc thường sử dụng toàn công nhân và thiết bị đem đến từ Trung Quốc, chứ không phải của Lào.
rạm phát điện do Trung Quốc xây dựng tại Lào.
rạm phát điện do Trung Quốc xây dựng tại Lào.

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 15/8 dẫn tờ Sankei Shimbun Nhật Bản ngày 10/8 đăng bài viết "Nhật Bản và Trung Quốc tiến hành 'cuộc chiến viện trợ' ở Lào".

Bài viết cho rằng Lào đang thông qua thu hút đầu tư từ bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc duy trì mở rộng quy mô viện trợ để tăng cường vai trò ảnh hưởng ở Lào.

Lào là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay, tầm quan trọng về cấp độ ngoại giao không ngừng tăng lên.

Trong khi đó, Nhật Bản đã tham gia vào phát triển nước Lào từ nhiều năm qua, nay đang tìm kiếm các biện pháp viện trợ coi trọng hơn về "chất" để đối phó Trung Quốc.

Ngày 24/8/2016, tại Vientiane, Lào, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith. Ảnh: Hãng tin Kyodo.
Ngày 24/8/2016, tại Vientiane, Lào, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith. Ảnh: Hãng tin Kyodo.

Ở một khu vực cách Thủ đô Vientiane một giờ xe chạy, có một con đập lớn rộng 468 m, cao 70 m, diện tích hồ nước được con đê lớn chặn sông Nam Ngum lên tới 370 km2.

Trạm thủy điện được bắt đầu hoạt động từ năm 1971 này sớm có sự tham gia của Nhật Bản ngay từ khi có ý tưởng, đồng thời luôn nhận được sự viện trợ có hoàn lại hoặc không hoàn lại của Nhật Bản.

Nhưng, ở khu vực gần trạm phát điện, một trạm phát điện mới do Trung Quốc viện trợ đang được xây dựng.

Khu vực này đã được san phẳng để làm nhà máy điện. Giống như ở nước khác, doanh nghiệp Trung Quốc hầu như lấy toàn bộ công nhân từ Trung Quốc sang làm dự án, chứ không sử dụng người Lào. Nguyên nhân như thế nào còn chưa rõ.

Bài viết cho rằng đến năm 1986, Chính phủ Lào bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế thị trường, nhưng công nghiệp hóa của Lào cơ bản lạc hậu so với các nước láng giềng.

Trung Quốc đã nhận được dự án xây dựng đường sắt kết nối giữa Trung Quốc và Lào. Ảnh: Tin tức Tham khảo.
Trung Quốc đã nhận được dự án xây dựng đường sắt kết nối giữa Trung Quốc và Lào. Ảnh: Tin tức Tham khảo.

Lào không có biển, 80% diện tích là đồi núi, phát triển thủy điện để xuất khẩu điện, thu lấy ngoại hối là ngành xuất khẩu chủ yếu, sánh ngang với ngành khai thác mỏ. Vì vậy, chính phủ Lào nhận thấy cấp bách cần mở rộng công suất phát điện.

Dưới sự viện trợ của Nhật Bản, nhà máy điện 155 megawatt có kế hoạch bổ sung thêm tua-bin nước thứ 6 vào năm 2017.

Nhưng, nhà máy điện do Trung Quốc đang xây dựng lại hoàn toàn khác bởi sử dụng thiết bị của Trung Quốc, "sau khi hoàn thành sẽ còn tổ chức đội vận hành mới, điều khiển trong các phòng kiểm soát".

Lào hầu như buộc phải tìm kiếm sự cân bằng từ “khoảng trống” trong "cuộc chiến viện trợ" giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Trạm phát điện do Trung Quốc xây dựng tại Lào. Ảnh: Tin tức Tham khảo.
Trạm phát điện do Trung Quốc xây dựng tại Lào. Ảnh: Tin tức Tham khảo.

Năm ngoái, Trung Quốc và Lào đã đạt được đồng thuận về xây dựng đường sắt kết nối giữa Trung Quốc và Lào.

Hội trường tổ chức một loạt Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Vientiane vào tháng trước cũng do Trung Quốc thiết kế, xây dựng.

Mặt khác, ở chợ sáng của Quảng trường Trung tâm Vientiane, các loại rau trồng nông nghiệp hữu cơ được phổ biến.

Từ năm 2013, Nhật Bản bắt đầu cử chuyên gia hỗ trợ Lào hoàn thiện hệ thống chứng nhận sản phẩm rau hữu cơ, mục đích là hỗ trợ cho sự phát triển bền vững nông nghiệp chiếm 70% lao động của Lào.