Người phụ nữ đã đọc 40.000 hồ sơ xin việc đưa ra 8 lỗi gây khó chịu nhất cho nhà tuyển dụng

Lý lịch công việc (resume) là rất quan trọng. Không ai hiểu điều đó hơn Tina Nicolai. Cô ước tính rằng mình đã đọc hơn 40.000 bản resume kể từ khi ra mắt trang web Résumé Writers 'Ink vào năm 2010. Theo Nicolai, khi đọc các bản resume, cô nhận thấy một số lỗi sai khó chịu thường có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều.

Một số trong những lỗi này không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, trong một thị trường việc làm đầy cạnh tranh, chúng có thể là nguyên nhân khiến công việc trong mơ tuột khỏi tay bạn và khiến lý lịch công việc của bạn bị ném vào sọt rác một cách không thương tiếc.

Dưới đây là những những lỗi ngớ ngẩn và khó chịu nhất mà bạn có thể mắc phải trong một lý lịch công việc, được chọn bởi Nicolai, và tổng hợp bởi BusinessInsider:

"Sai lầm lớn nhất những người tìm việc mắc phải: Họ rất cẩu thả, không chú tâm đến việc trình bày tỉ mỉ. Họ lười biếng!"

Nicolai cho biết cô đã đọc rất nhiều lý lịch công việc mắc lỗi chính tả, sử dụng các phông chữ thiếu chuyên nghiệp, cung cấp các thông tin lỗi thời và không hề liên quan.

Nicolai cho biết, phần tóm tắt sẽ gây khó chịu khi chúng được viết với lối diễn đạt quá hình thức và quá nhiều tính từ.

"Sau một lúc, các bản tóm tắt dường như hóa thành một chương dài trong một cuốn sách", Nicolai nói. "Sẽ tốt hơn nếu liệt kê một vài đầu dòng với những thành tích nổi bật và một câu chốt đậm tính thương hiệu, ‘Được biết đến với việc đạt được XYZ'".

Các thuật ngữ riêng của lý lịch công việc như "tư duy ngoài khuôn khổ", "kỹ năng làm việc nhóm tốt" và "khả năng giao tiếp tốt" là "những từ khá cơ bản trong thị trường việc làm hiện nay", Nicolai nói. "Nhưng một người thực sự ‘làm việc tốt trong nhóm, giải quyết được vấn đề' sẽ biết cách truyền tải điều này một cách súc tích và sáng tạo trên lý lịch của họ thông qua sự kết hợp của ít từ ngữ và hình ảnh minh họa".

Đây là một lỗi ngớ ngẫn nữa cô bắt gặp rất nhiều lần trong các lý lịch công việc.

"Những người dự tuyển cần phải hiểu rằng bắt đầu một câu với ‘chịu trách nhiệm về' cho người tuyển dụng biết về những yêu cầu của công việc, nhưng nó không chứng tỏ việc ứng cử viên thực sự làm những nhiệm vụ đó và liệu họ có thành công trong việc thực hiện những công việc đó hay không. Đừng lười biếng: Dành thêm vài phút để nêu rõ những gì bạn đã đạt được - không phải những gì bạn mong đợi sẽ đạt được", Nicolai cho biết.

Nicolai nói rằng mình thực sự khó chịu với các lý lịch công việc quá hình thức vì chúng không thu hút và không cho người đọc hiểu rõ tính cách của người xin việc.

Nicolai cho biết quá nhiều người dựa vào các mẫu lý lịch công việc có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng.

"Các mẫu này được thiết kế như một tài liệu hướng dẫn chứ không phải một 'món mì ăn liền'", cô cho biết. "Hãy nghĩ một khuôn mẫu như một bộ quần áo. Mỗi người mặc một bộ đồ và tùy biến nó tương ứng với phong cách cá nhân riêng của mình. Một mẫu sơ yếu lý lịch là một khung sườn giúp bạn quảng bá thương hiệu cá nhân của riêng bạn và quan trọng nhất là những thành tích của bạn".

"Những người xin việc thường xuyên sử dụng quá nhiều hoặc quá ít ‘khoảng trắng'", Nicolai nói. "Nhồi nhét quá nhiều từ trên một trang giấy với lề nhỏ và phông chữ nhỏ sẽ gây rối rắm. Và, ngược lại, có quá nhiều 'khoảng trắng' với các từ xếp thẳng hàng về phía này hoặc phía kia của lý lịch công việc cũng gây khó chịu tương tự".

Bạn không nên dành ra đến bốn dòng để liệt kê tên, địa chỉ, email và số điện thoại của mình.

"Tiết kiệm không gian bằng cách xóa địa chỉ và ghi gọn gàng tên, số điện thoại và email của bạn thành một dòng", Nicolai nói. "Không gian trên lý lịch công việc rất quý giá và nên được sử dụng để liệt kê những thành tựu liên quan".

Theo ICT News

http://ictnews.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/nguoi-phu-nu-da-doc-40-000-ho-so-xin-viec-dua-ra-8-loi-gay-kho-chiu-nhat-cho-nha-tuyen-dung-169952.ict