Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price lên tiếng về “Luật Hải cảnh” Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 19/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ lo ngại về việc Trung Quốc ban hành “Luật Hải cảnh” sẽ làm trầm trọng thêm tranh chấp trên biển và bị viện dẫn để đưa ra các yêu sách chủ quyền bất hợp pháp.
Ng]ời phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price lo ngại Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc làm trầm trọng thêm tranh chấp trên biển với các nước láng giềng (Ảnh: Reuters).
Ng]ời phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price lo ngại Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc làm trầm trọng thêm tranh chấp trên biển với các nước láng giềng (Ảnh: Reuters).

“Luật Hải cảnh” của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/2, cho phép Hải cảnh nước này sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài trong khi thực thi pháp luật. Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương (Dongfang) ngày 20/2, hôm thứ Sáu (19/2) theo giờ Mỹ, ông Ned Price đã bày tỏ Mỹ đã đứng vào hàng ngũ các nước láng giềng của Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản bày tỏ lo ngại về “Luật Hải cảnh” của Trung Quốc và nghi ngờ Trung Quốc dự định sử dụng nó để đe dọa các nước láng giềng. Trong khi đó, ngày thứ Bảy (20/2) Hải cảnh Trung Quốc đã tiếp tục cho một biên đội tàu đến vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để tuần tra.

Ông Price cho rằng việc Trung Quốc thực thi “Luật Hải cảnh” sẽ làm gia tăng căng thẳng trong các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và hàng hải. Bởi vì đạo luật này cho phép Hải cảnh sử dụng vũ lực để bảo vệ các vùng biển tranh chấp của Trung Quốc, điều đó ngụ ý mạnh mẽ rằng luật này sẽ được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng biển với Trung Quốc. Ông lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng điều này để thúc đẩy các yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.

Luật Hải cảnh Trung Quốc cho phép hải cảnh nước này sử dụng vũ khí khi hoạt động chấp pháp khiến nhiều nước lo ngại (Ảnh: Dongfang).

Luật Hải cảnh Trung Quốc cho phép hải cảnh nước này sử dụng vũ khí khi hoạt động chấp pháp khiến nhiều nước lo ngại (Ảnh: Dongfang).

Ông Ned Price kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Hiến chương Liên hợp quốc, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và đảm bảo rằng các yêu sách về biển của họ phù hợp với quy định của "Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982". Ông cũng nói rằng các lực lượng thực thi nhiệm vụ trên biển có trách nhiệm hành động với tính chuyên nghiệp và thực hiện quyền lực với sự kiềm chế. Cuối cùng, ông nhấn mạnh rằng Mỹ kiên định tuân thủ các cam kết của mình với Nhật Bản và Philippines.

Cục Hải cảnh Trung Quốc hôm thứ Bảy (20/2) đã thông báo trên trang Weibo chính thức của mình, biên đội tàu Hải Cảnh 2302 của họ đã tiến vào vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư cùng ngày để tuần tra. Bộ Chỉ huy An ninh trên biển (cảnh sát biển) Nhật Bản sau đó tuyên bố rằng hai tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đi vào vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào sáng 20/2 và là lần thứ 8 kể từ đầu năm 2021. Một trong số các tàu được trang bị một thiết bị dường như là một khẩu pháo. Họ đã hành trình tại đây trong khoảng 2 giờ trước khi rời đi. Ngoài ra còn có 2 tàu Hải cảnh khác hoạt động gần đó. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã phản kháng tới Đại sứ quán Trung Quốc.

Tàu cảnh sát biển Nhật Bản xua đuổi tàu Hải cảnh Trung Quốc trong vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: Dwnews).

Tàu cảnh sát biển Nhật Bản xua đuổi tàu Hải cảnh Trung Quốc trong vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: Dwnews).

Đài RFI của Pháp ngày 20/2 cũng đăng bài phân tích viết, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc ngày 4/11/2020 đã công bố toàn văn dự thảo "Luật Hải cảnh" sửa đổi. Dự thảo này quy định quyền hạn của Hải cảnh Trung Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh trên biển. Dự thảo quy định khi tàu nước ngoài đi vào lãnh hải của Trung Quốc trái phép, Cục Cảnh sát biển có thể xua đuổi hoặc tiến hành điều tra. Luật này cũng quy định trường hợp tàu nước ngoài tiến hành trái phép các hoạt động trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc và không tuân thủ lệnh dừng tàu của họ ...Hải cảnh có thể sử dụng vũ khí. "Luật Hải cảnh" chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2. Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và tranh chấp chủ quyền biển với nhiều nước Đông Nam Á ở Biển Đông.

Về vấn đề này, ông Ned Price, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Sáu (19/2) rằng Washington “quan ngại về cách diễn đạt của luật này sẽ ảnh hưởng đến việc Cảnh sát biển Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực, bao gồm cả vũ khí, để thực thi các yêu sách của Trung Quốc và liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ và vùng biển đang diễn ra ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Ông Ned Price nói rằng ngôn từ liên quan “ám thị mạnh mẽ rằng luật này có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng trên biển”. Ông nói: "Chúng tôi cũng lo ngại rằng Trung Quốc có thể viện dẫn luật mới này để bảo vệ các yêu sách về biển phi pháp của họ ở Biển Đông. Những yêu sách này đã bị tòa trọng tài năm 2016 bác bỏ hoàn toàn".

Tàu công vụ của Nhật Bản và Trung Quốc quây nhau trên vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: 6do).

Tàu công vụ của Nhật Bản và Trung Quốc quây nhau trên vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: 6do).

Đây là ông Price đề cập đến phán quyết có lợi cho Philippines do Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague đưa ra trong vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc vào năm 2016. Trong tình huống vắng mặt Trung Quốc, 5 trọng tài viên của Tòa trọng tài đã nhất trí phán quyết rằng theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Trung Quốc không được hưởng các quyền lịch sử dựa trên cái gọi là "Đường chín đoạn" đối với tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông. Tòa trọng tài cũng nhận định các hoạt động lấp biển tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông “gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được đối với môi trường” và yêu cầu chính phủ Trung Quốc ngừng “mọi hoạt động” ở Biển Đông.

Ông Price tuyên bố rằng Mỹ nhắc lại một tuyên bố được họ đưa ra vào tháng 7 năm ngoái khi Ngoại trưởng Mike Pompeo của chính quyền Donald Trump từ chối chấp nhận các tuyên bố gây tranh cãi của Trung Quốc đối với hầu hết các tài nguyên biển ở Biển Đông, nói rằng tuyên bố đó là "hoàn toàn bất hợp pháp". Ông nói thêm rằng cam kết của Mỹ đối với các đồng minh Nhật Bản và Philippines là "không thể lay chuyển".

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và các quan chức Nhật Bản khác đã liên tiếp bày tỏ quan ngại và lo lắng về việc áp dụng Luật Hải cảnh của Trung Quốc. Các Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Mỹ và Nhật Bản đã nhiều lần nhấn mạnh trong các cuộc gọi gần đây rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi Điều 5 của "Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản" và Mỹ tiếp tục phản đối bất kỳ mưu đồ đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - điểm nóng tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc tăng nhiệt sau khi Luật Hải cảnh Trung Quốc có hiệu quả (Ảnh: Reuters)

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - điểm nóng tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc tăng nhiệt sau khi Luật Hải cảnh Trung Quốc có hiệu quả (Ảnh: Reuters)

Theo tin của Kyodo News hôm thứ Bảy (20/2), Sở chỉ huy An ninh trên biển (cảnh sát biển) Khu 11 của Nhật Bản đóng tại Naha cho biết, vào khoảng 10h15 ngày 20/2, hai tàu của Hải cảnh Trung Quốc đã đi vào vùng biển quần đảo Senkaku của Nhật Bản. vùng biển. Sau khi hành trình khoảng 1 giờ 50 phút đã rời đi vào vùng giáp ranh bên ngoài vùng biển quần đảo Senkaku. Đây là lần thứ tám trong năm nay và lần thứ hai sau ngày 16/2, các tàu công vụ Trung Quốc lại đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku. Được biết, ông Kenyu Funakoshi, Vụ trưởng châu Á - châu Đại Dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã nghiêm khắc phản kháng với các quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Theo Sở chỉ huy lực lượng bảo vệ an ninh trên biển, “một trong hai tàu Trung Quốc đi vào lãnh hải đã được trang bị thiết bị dường như là khẩu pháo. Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ biển đã cảnh cáo và xua đuổi các tàu Trung Quốc ra khỏi lãnh hải”. Cũng có hai tàu khác của Trung Quốc đang di chuyển ở khu vực giáp ranh bên ngoài vùng biển quần đảo Senkaku.