Ngược chiều kim đồng hồ: smartphone ngày càng “béo“?

VietTimes -- Điện thoại thông minh hiện nay không chỉ "nặng" hơn về cấu hình hay thiết kế mà nó còn nặng hơn theo đúng nghĩa đen. Trọng lượng điện thoại tăng dần qua các năm do hai nguyên nhân chủ yếu: chất liệu và kích thước màn hình. 
Nguồn ảnh: GMSArena
Nguồn ảnh: GMSArena
Điện thoại thông minh ngày càng có trọng lượng nặng hơn. Trong khi đó, số lượng trung bình của 50 điện thoại phổ biến nhất khá ổn định từ năm 2006. 
Ngược chiều kim đồng hồ: smartphone ngày càng “béo“? ảnh 1

Nhiều người phân tích nguyên nhân khiến điện thoại "tăng cân" là do sự gia tăng sử dụng kim loại và kính. Cả hai đều nặng hơn chất liệu nhựa thường được sử dụng trước kia. Chúng không chỉ nặng hơn mà còn dày hơn.

Nhựa là chất liệu dễ dàng uốn cong nhưng lại nhanh chóng trở về hình dạng ban đầu. Kim loại có khả năng uốn cong vĩnh viễn, đặc biệt là xung quanh các điểm yếu như bàn phím và và các cổng.
Vào khoảng năm 2014 và 2015, sự cố điện thoại bị cong ngoài ý muốn trong khi sử dụng là chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng người dùng smartphone, bao gồm điện thoại cao cấp như iPhone 6 Plus và Galaxy S6. Màn hình lớn hơn, đồng nghĩa với việc dễ uốn cong hơn - nó hoạt động giống như một đòn bẩy vật lý. Vì vậy, kim loại cần dày hơn để đảm bảo nó không bị uốn trở lại. 
Thêm vào đó, màn hình càng trở nên to hơn. Đặc biệt là gần đây, màn hình rộng tỷ lệ 18: 9 đã trở thành xu hướng chung trên thị trường điện thoại rất được lòng người dùng. Không thể nói chính xác rằng đây là nguyên nhân duy nhất khiến điện thoại nặng hơn nhưng nó chắc chắn là một nhân tố chính.