Ngược chiều kim đồng hồ: màn hình OLED thách thức màn hình LCD kiểu cũ

VietTimes – Năm 2017 không chỉ chứng kiến sự thay đổi của thế giới smartphone mà còn của những thế hệ màn hình mới. Nếu như CRT được xem là công nghệ màn hình TV lâu nhất những năm 90 thì hiện nay LCD đang là công nghệ thống trị trên thị trường màn hình. Tuy nhiên, với những yêu cầu màn hình ngày càng cao thì chỉ vài năm nữa, những tấm nền OLED sẽ thay thế triệt để tấm nền LCD trên các thiết bị di động.
ảnh CNET
ảnh CNET

Tham khảo thêm bài viết: Ngược chiều kim đồng hồ: từ màn hình vuông đến màn hình 16:9 

CRT (Cathode ray tube) có thể được xem là công nghệ màn hình TV lâu đời nhất được thương mại hóa vào năm 1922. Cũng giống như điện ảnh thời kỳ này, các TV CRT lúc đó cũng chỉ có thể hiển thị hai màu trắng đen. Kể từ khi doanh số vượt qua TV CRT lần đầu tiên năm 2007, công nghệ LCD đã thống trị thị trường TV cho đến tận thời điểm này. Ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, tuy nhiên công nghệ LCD đang dần đi đến giới hạn và đó cũng là lý do mà các hãng đua nhau tìm kiếm công nghệ hiển thị mới để thay thế. Công nghệ hiển thị mới đó chính là OLED - diode phát quang hữu cơ.

Cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng mọi người thích màn hình OLED hơn , nhưng vì đây là một công nghệ tương đối mới, nên chưa có nhiều điện thoại sử dụng kiểu hiển thị này. Samsung là một hãng đầu tiên tham gia vào lĩnh vực này với X120 vào năm 2004. X120 trang bị màn hình OLED 1,8 inch với độ phân giải 128 x 128 pixel. Kể từ đó, số lượng điện thoại sử dụng màn hình OLED tăng đáng kể nhưng LED vẫn chiếm ưu thế trên thị trường màn hình điện thoại.

Dưới đây là một biểu đồ cho thấy sự gia tăng chậm của OLED từ một vài mẫu điện thoại trong năm 2004 đến gần một trăm vào năm 2015 và 2016. Đáng ngạc nhiên là năm 2017 chỉ bằng một nửa số đó. Lưu ý rằng biểu đồ này chỉ cho thấy số lượng các mô hình điện thoại trang bị màn hình OLED được phát hành chứ không phải số lượng các đơn vị bán ra.

Ngược chiều kim đồng hồ: màn hình OLED thách thức màn hình LCD kiểu cũ ảnh 1

Số lượng điện thoại bán ra sẽ phụ thuộc vào phân khúc. Ở phân khúc cấp cao, các dòng điện thoại như Galaxy S và Note của Samsung cũng như iPhone của Apple X bán hàng triệu ra hàng triệu đơn vị. Ở phân khúc tầm trung và thấp, điện thoại màn hình LCD rẻ lại phổ biến hơn.

LG đã bắt đầu củng cố các dây chuyền sản xuất từ việc nhận hỗ trợ tài chính từ Apple và Google. Hãng sản xuất màn hình Hàn Quốc này cũng gặp sự cạnh tranh, thách thức đến từ các đối thủ Trung Quốc như BOE (được cho là nhà cung cấp màn hình cho Honor V10).

Nếu xóa đồng hồ thông minh ra khỏi số liệu thống kê cho biểu đồ trên, hình ảnh lại trái ngược nhau,  rất ít màn hình LCD, chủ yếu là OLED. Điều này xuất phát từ hiệu quả sử dụng năng lượng của OLED (đặc biệt khi hiển thị màu nền đen). Ngoài ra, OLED có thể được xây dựng trên nhiều loại chất liệu nền nên nó có thể dễ dàng tạo ra các hình dạng khác nhau.

Liệu một ngày nào đó tất cả điện thoại sẽ chỉ dùng màn hình OLED? Không gì là không thể, vì màn hình OLED mỏng hơn và dễ xem hơn dưới ánh sáng mặt trời và tiết kiệm năng lượng. Và khi khuôn dáng hình chữ nhật không còn là xu hướng của các nhà sản xuất nữa, màn hình LCD sẽ khó cạnh tranh hơn với OLED.

Nhưng liệu rằng một ngày nào đó OLED sẽ lại bị thay thế bởi một công nghệ màn hình mới hiện đại hơn? Apple đang xem xét micro-LED - một công nghệ tương tự nhưng không có phần "hữu cơ" như OLED. Thay vào đó, màn hình LED cổ điển có thể được đẩy đến độ sáng cao hơn nhiều (một điểm yếu của OLED) và hiệu suất năng lượng tốt hơn khi khởi động.

Nhưng bây giờ, màn hình OLED sẽ là sự lựa chọn an toàn cho Samsung, Apple, LG, Google, Huawei, OnePlus, Oppo, Vivo, Motorola, Asus, Meizu và một số hãng điện thoại tầm trung và cấp thấp.