Nghị định 34 mới thêm những “quyền năng” gì cho VAMC?

Nghị định số 34 được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định của Nghị định số 53 “theo hướng tạo sự chủ động, trao quyền hạn phù hợp cho VAMC xử lý nợ, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua.
Nghị định 34 mới thêm những “quyền năng” gì cho VAMC?

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 23/12/2014, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua được 123 ngàn tỷ đồng dư nợ gốc nợ xấu; theo kế hoạch năm 2015 mua nợ được từ 80-85 ngàn tỷ đồng.

Trong năm 2014, VAMC đã xử lý nợ xấu được hơn 4.000 tỷ, với số nợ xấu đã xử lý được gồm xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ tập trung chủ yếu cho các khoản mua nợ của 2013.

Với rất nhiều ý kiến “kêu ca” về hiệu quả cũng như các hạn chế đang gặp phải của VAMC trong quá trình hoạt động, do đó ngày 31/3/2015 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2015/NĐ-CP (Nghị định số 34) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 (Nghị định 53) về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Nghị định số 34 có hiệu lực kể từ ngày 05/4/2015.

Nhiều người đã ví Nghị định 34 lần này như một “thanh bảo kiếm” giúp VAMC sẽ “thổi bay” và đưa tỷ lệ nợ xấu về đúng mức 3% như người đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã từng cam kết trước Quốc hội.

Theo ghi nhận, Nghị định số 34 được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định của Nghị định số 53 “theo hướng tạo sự chủ động, trao quyền hạn phù hợp cho VAMC xử lý nợ, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua; nâng cao minh bạch trong hoạt động mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) và mua nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC. Cụ thể:

Bên cạnh đó, trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch – Đầu tư cũng được đưa vào trong quy định mới này.

Sau khi Nghị định 34/2015/NĐ-CP có hiệu lực, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan cần phải ban hành các quy định và văn bản hướng dẫn của cụ thể về:

(i) phát hành trái phiếu của VAMC, (ii) thủ tục, hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng TSBĐ cho người mua; (iii) thi hành bản án, quyết định của Toà án về xử lý TSBĐ, (iv)  chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất trong quá trình xử lý TSBĐ; (v) điều kiện, hồ sơ pháp lý hoàn thiện, chuyển nhượng TSBĐ là dự án bất động sản; (vi) thu hồi, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho người trúng đấu giá tài sản trên đất; (vii) bảo đảm an ninh trật tự, thu giữ, thu hồi, xử lý TSBĐ để Công ty Quản lý tài sản có thể thực hiện hoạt động xử lý nợ xấu đúng lộ trình.

Theo Trí thức trẻ