Nga tức tốc tung Su-25 SM3 chống tên lửa MANPAD vào trận sau sự cố Syria

VietTimes -- Theo nguồn tin từ Rossiyskaya Gazeta, trên căn cứ không quân ở Kubinka, xuất hiện một số lượng lớn các máy bay cường kích chiến trường Su-25SM3, sẵn sàng được chuyển giao cho quân đội. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiệu quả chiến đấu của máy bay tăng gần ba lần.
Những "con quạ" trong tương lai sẽ được bảo vệ - ảnh Báo Nga
Những "con quạ" trong tương lai sẽ được bảo vệ - ảnh Báo Nga

Các máy bay cường kích chiến trường phiên bản hiện đại hóa Su-25SM3 được lắp đặt tổ hợp tác chiến điện tử EW Vitebsk, bảo vệ máy bay chống tên lửa phòng không cơ động với đầu dẫn hồng ngoại, quang ảnh nhiệt (như Stinger hoặc Igla). Theo nguồn tìn từ Rossiyskaya Gazeta, những máy bay này đã sẵn sàng được đưa vào biên chế trong lực lượng không quân chiến trường Nga.

Theo bài viết giải thích, hoạt động của tổ hợp  dựa trên sự phát xạ quang hồng ngoại tập trung và mô phỏng bức xạ của máy bay bằng đèn sapphire đặc biệt. Những đèn sapphire tạo ra mục tiêu giả và liên tục lôi kéo đầu dẫn quang hồng ngoại của tên lửa MANPAD, khiến tên lửa bay vào khoảng không gian trống và tự hủy. EW Vitebsk đã nhiều lần được tập đoàn điện tử KREP giới thiệu trên các triển lãm nhưng không rõ vì lý do gì mà đến tận thời điểm tổn thất chiếc Su-25SM, nhóm máy bay được hiện đại hóa Su-25SM3 mới được giao trở lại cho quân đội.

Các tập đoàn công nghiệp lớn chế tạo máy bay đã lắp trên Ка-52 và trên Mi-8 các tổ hợp Vitebsk. Những máy bay này được sử dụng trên chiến trường Syria để kiểm tra hiệu quả chiến đấu của nó kể từ giữa năm 2016. Nhưng chỉ đến sau sự cố Su-25 ở Idlib, dòng máy bay Su-25SM3 mới chính thức đưa vào biên chế. Có vẻ như đây là lỗi chết người của các thủ tục hành chính Bộ quốc phòng.

Ngoài Vitebsk, hệ thống điện tử của Su-25SM3 còn có tổ hợp gây nhiễu điện tử, gây khó khăn cho các tên lửa phòng không mặt đất, đẫn đường bằng radar thông thường.

Nga tức tốc tung Su-25 SM3 chống tên lửa MANPAD vào trận sau sự cố Syria ảnh 1
Nga tức tốc tung Su-25 SM3 chống tên lửa MANPAD vào trận sau sự cố Syria ảnh 2Tổ hợp thiết bị tác chiến điện tử Vitebsk  trên máy bay Ka-52

Ngoài các tổ hợp tác chiến điện tử mới, để tránh phải trở thành con mồi của các loại máy bay chiến đấu của đối phương, bao gồm cả máy bay không người lái và trực thăng chiến đấu, Su-25SM3 được tăng cường thêm chức năng không chiến. Tổ hợp kính ngắm không chiến cho phép Su-25SM3 có thể tấn công các mục tiêu có tốc độ từ 100 km/h đến 1000 km/h. Tầm xa hoạt động của Su-25SM3 đạt 1850 km và dược trang bị thêm hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS.

Dựa trên những tính năng kỹ chiến thuật mà tờ Rossiyskaya Gazeta đăng tải, có thể thấy các máy bay Su-25SM3 đã được hiện đại hóa từ lâu, nhưng vì một lý do gì đó đã không được đưa đến chiến trường thay thế cho các máy bay Su-25 SM đang sử dụng ở Syria. Sự quan liêu cay đắng đã khiến 1 phi công dũng cảm thiệt mạng và Su-25SM3 mới được đưa vào biên chế. 

TTB