Nga ra đòn từ xa, Mỹ-phương Tây không thể bắt nạt

VietTimes -- Nga có thể sẽ tập trung vào hình thức tác chiến "phi tiếp xúc" - có thể bao gồm cả khả năng tấn công tầm xa, các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm xa, cùng các hệ thống vũ khí dẫn đường chính xác. Ý tưởng của Nga là xây dựng khả năng trừng phạt một kẻ xâm lược tiềm tàng ở khoảng cách từ xa, National Interest phân tích.
Máy bay ném bom chiến lược T-160 của lực lượng không quân vũ trụ Nga có thể phát động những đòn tấn công chính xác tầm xa
Máy bay ném bom chiến lược T-160 của lực lượng không quân vũ trụ Nga có thể phát động những đòn tấn công chính xác tầm xa

Quân đội Nga vào năm 2035 sẽ được định hình dựa vào mức độ thành công của Nga khi chuyển từ các kế hoạch ban đầu của Liên Xô  thành nỗ lực của Nga hiện nay. Nhiều vũ khí hiện đại nhất của Nga như tên lửa hành trình Kalibr-NK hay tên lửa đạn đạo Iskander-M thực sự là những dự án từng được đưa ra vào những năm 1980 khi Liên Xô bắt đầu suy yếu.

“Thực ra những tên lửa đó là thiết kế của Liên Xô từ những năm 1980,” ông Michael Kofman, một  chuyên gia về quân đội Nga tại Trung tâm phân tích hải quân phát biểu trong một buổi hội thảo ở Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington vào ngày 24/5. “Chúng ta sẽ nhìn thấy những hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo của Nga mà chương trình này có thể mang lại”.

Các vũ khí thế hệ tiếp theo của Nga bao gồm hệ thống phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa S-500, tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Zircon và máy bay ném bom tàng hình Tupolev PAK-DA. Các hệ thống vũ khí khác bao gồm 129 động cơ cho máy bay chiến đấu tàng hình Sukhoi PAK-FA thế hệ thứ năm. Tuy nhiên vẫn chưa rõ Nga sẽ phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn khi phát triển những động cơ mới này vì nước Nga chưa từng phát triển động cơ máy bay chiến đấu mới kể từ thời Liên Xô. “Các động cơ này thật sự rất khó. Nếu không thành công, Trung Quốc sẽ vẫn không mua động cơ của Nga”, ông Kofman nhận định.

National Interest cho rằng, trong tương lai Nga có thể sẽ tập trung vào hình thức tác chiến "phi tiếp xúc" - có thể bao gồm cả khả năng tấn công tầm xa, các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm xa, cùng các hệ thống vũ khí dẫn đường chính xác. Ý tưởng của Nga là xây dựng khả năng trừng phạt một kẻ xâm lược tiềm tàng ở khoảng cách từ xa- tấn công trực tiếp chống lại một kẻ thù xâm lược tiềm tàng.

Chiến đấu cơ Su-30SM của Nga hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160 tham chiến tại Syria
Chiến đấu cơ Su-30SM của Nga hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160 tham chiến tại Syria
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 mang tên lửa hành trình Kh-32 tham gia tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 mang tên lửa hành trình Kh-32 tham gia tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria
Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga được cho là đạt vận tốc hành trình tới 8 mach
Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga được cho là đạt vận tốc hành trình tới 8 mach

"Họ đang cố răn đe bằng cách trừng phạt, đó là ý nghĩa của khả năng phát động tấn công tầm xa. Khả năng này bao gồm khả năng trả đũa và tấn công bằng vũ khí thông thường chứ không phải bằng vũ khí hạt nhân”, ông Kofman nhận định.

Nga cũng đang phát triển các hệ thống không người lái theo cách hoàn toàn khác với quân đội phương Tây. Nga hiện đang đứng sau phương Tây về công nghệ không người lái, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang đổ tiền phát triển các hệ thống như vậy. Nhờ đó, Nga đang tiến nhanh trong lĩnh vực tự động hóa. “Quân đội Nga đang gia tăng nhanh chóng số lượng máy bay không người lái”, Kofman cho hay.

Theo National Interest, so với phương Tây, Nga ít tập trung vào máy bay không người lái tầm trung cỡ lớn mà tập trung nhiều hơn vào các hệ thống chiến thuật cho lực lượng bộ binh. Do đó, Nga tập trung vào các máy bay không người lái giá rẻ, số lượng lớn và có thể sử dụng làm thiết bị trinh sát để cung cấp khả năng nhắm mục tiêu cho pháo binh hạng nặng. Mátxcơva  cũng “đang cố gắng tăng cường khả năng hỏa lực tầm xa đất đối đất”, Kofman nhận định, “Họ đã nhanh chóng bắt đầu điều chỉnh máy bay không người lái theo cách mà quân đội Nga muốn chiến đấu”.

Tomas Malmlöf, một nhà khoa học chính trị thuộc Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy  Điển (FOI), nói thêm rằng Nga cũng đang đầu tư rất nhiều vào tác chiến điện tử. Hơn nữa, về chiến tranh không gian mạng ông Kofman cho rằng Nga rất có thể là đối thủ ngang hàng với Mỹ. Nhưng khả năng không gian mạng lại rất khó đo lường - một số thông tin có thể thu được thông qua tình báo trong khi phần còn lại chỉ được phát hiện khi các cuộc tấn công đã được tiến hành.

Olga Oliker, giám đốc chương trình Nga và Á-Âu của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế bổ sung thêm rằng: "Đó là một thách thức khác khi nghiên cứu bộ công cụ cụ thể. Dù cho có được thảo luận tất cả thì cũng rất khó xác định năng lực thực sự”.

Theo National Interest, về cơ bản quân đội Nga đang chuyển đổi từ một lực lượng vốn chỉ dựa vào số lượng sang một đội quân có khả năng tấn công chính xác trong khi vẫn duy trì khả năng gây nên tác động khu vực. Tuy nhiên, chuyên gia Oliker cũng lưu ý rằng Nga vẫn chưa hoàn toàn tích hợp vũ khí dẫn đường chính xác vào học thuyết của mình và Nga đã đạt rất nhiều tiến triển.

Nga đã nhiều lần tấn công phiến quân Syria bằng tên lửa hành trình tầm xa Kalibr
Nga đã nhiều lần tấn công phiến quân Syria bằng tên lửa hành trình tầm xa Kalibr

Chẳng hạn ở Syria, vũ khí dẫn đường chính xác chưa được sử dụng quá nhiều. Tuy nhiên, học thuyết tích hợp vũ khí dẫn đường chính xác của Nga đang tiến bộ khi quân đội Nga học cách sử dụng các công cụ mới. "Đó là điều đáng xem", Oliker nói.

Cuối cùng, Nga không phải là mối đe dọa như Liên Xô trước đây, nhưng cũng không còn là Mátxcơva yếu kém như ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, thời gian mà điện Kremlin từng phải dựa vào kho vũ khí hạt nhân để răn đe các đối thủ.

Nước Nga hiện đại giờ đây có đủ phương tiện để tấn công theo cách thông thường chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. "Nga hiện nay sở hữu một quân đội quy ước thực sự có hiệu quả, ông Kofman đánh giá, họ không còn phải phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân như biện pháp răn đe duy nhất nữa”.