Nga ra đòn tại Syria giành thế siêu cường, Putin khiến Mỹ-phương Tây choáng váng (P.2)

VietTimes -- Phương Tây lý giải chiến lược của Nga tại Trung Đông qua lý thuyết về chiến thắng của Nga: kiểm soát. Ý tưởng về sự kiểm soát không nhất thiết là chiếm đóng lãnh thổ mà còn được minh họa bằng những gói hỗ trợ về an ninh, kinh tế, viện trợ nhân đạo, gây ảnh hưởng tới các lãnh đạo chính trị, chiến dịch hay hoạt động chiếm đóng của quân đội, theo RCD phân tích.

(tiếp theo kỳ trước)

Những mối quan hệ giữa Syria và Liên Xô vẫn được tiếp tục trong những năm 1980. Sự giúp đỡ về kinh tế và an ninh được đổ vào chế độ cầm quyền của ông Hafez al-Assad - cha của ông Bashar al-Assad, tổng thống hiện tại của Syria. Vào tháng 6.1982, Israel bắt đầu thực hiện các chiến dịch tại Lebanon tấn công và tiêu diệt các đơn vị của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và một số lượng lớn các máy bay và xe thiết giáp của Syria. Liên Xô không phát biểu gì ủng hộ đồng minh nhưng nhanh chóng hành động để giành uy tín trong khu vực.

Các kỹ thuật viên người Liên Xô và những hệ thống phòng không tầm xa được triển khai tại Syria, cùng với những đơn vị máy bay và các khẩu đội tên lửa đất đối không tầm ngắn bảo vệ an ninh cho Syria. Tới năm 1983, có khoảng 8.000 cố vấn Liên Xô có mặt tại Syria.

Những chuyến viếng thăm ngoại giao được tiếp tục cho tới giữa những năm 1980, các quan chức Liên Xô và Syria thường đi thăm thủ đô của hai nước. Trước khi rút cố vấn Liên Xô khỏi Syria vào đầu năm 1985, sự hiện diện của quân đội Liên Xô tại đây là cao nhất, vượt quá cả số quân Liên Xô đã triển khai tại Ai Cập.

Tháng 9.2015, Nga quyết định can thiệp quân sự để giúp đỡ chế độ của tổng thống Bashar al-Assad trụ vững.
 Tháng 9.2015, Nga quyết định can thiệp quân sự để giúp đỡ chế độ của tổng thống Bashar al-Assad trụ vững.

Can thiệp của Liên Xô tại Trung Đông phản ánh rõ ràng những gì đang xảy ra tại Syria hiện nay, và rộng hơn là trong khu vực, với những chính sách được áp dụng tương tự bao gồm "nỗ lực chính trị-ngoại giao, viện trợ và thương mại, giúp đỡ về quân sự và việc triển khai lực lượng". Quan hệ ngoại giao của Nga với Syria và rộng hơn là Trung Đông đã được tái lập sau sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991.

Quan hệ Nga - Syria là cái bóng của một mối quan hệ mạnh mẽ đã cung cấp cho Syria những công nghệ quân sự gần như mới nhất của Liên Xô và Liên Xô với một vị thế chiến lược trên Địa Trung Hải với căn cứ hải quân tại Tartus. Việc tái lập mối quan hệ này sẽ phải mất nhiều năm nhưng nó là điều khẩn thiết với mọi ý tưởng của Nga về việc sẽ tái thiết sự hiện diện chiến lược trong khu vực Địa Trung Hải.

Chiến dịch can thiệp vào Syria

Vào cuối năm 2015, lực lượng Nga tại Syria bao gồm một loạt các đơn vị lục quân, không quân và hải quân đã biểu lộ mức độ phức tạp trong chiến dịch của Nga tại đây. Theo những thông tin của truyền thông Nga và nhiều nguồn khác, các vũ khí không quân Nga gần như hoàn toàn tập trung cho những chiến dịch tại đây. Hơn 24 chiếc cường kích Su-24 và Su-25 đã được đưa tới căn cứ không quân Nga Khmeimim tại Latakia. Máy bay Su-30SM ném bom mặt đất và Su-34 đa nhiệm cũng được triển khai, với việc Su-34 sẽ thực hiện tấn công ban đầu.

Những máy bay cỡ lớn như máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-90MS cũng xuất hiện trên bầu trời Syria. Máy bay cánh cố định cũng xuất hiện nhiều tại Syria, cùng một số lượng nhỏ máy bay trực thăng như máy bay vận chuyển Mi-8, trực thăng tấn công Mi-24 và những biến thể mới của trực thăng tấn công Mi-28, 3 trong những vũ khí nổi bật nhất của quân đội Nga. Trực thăng chiến đấu Ka-52, một biến thể của Ka-50 cũng thực hiện tấn công đầu tiên.

Lực lượng đặc nhiệm Nga hiện diện tại Syria.
 Lực lượng đặc nhiệm Nga hiện diện tại Syria.

Lực lượng lục quân Nga bao gồm nhiều tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và các binh sĩ được triển khai để bảo vệ lực lượng, các căn cứ và thiết bị của Nga. Lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz cũng được triển khai. Các xe thiết giáp như BTR-82A tới xe tăng T-90 và nhiều trạm gây nhiễu tác chiến điện tử cũng tham gia chiến trận. Những loại pháo như 2A65 Msta-B cho tới các hệ thống phóng rocket liên tục, cung cấp hỗ trợ hỏa lực trong nhiều trận chiến cho quân đội Syria.

Hải quân triển khai tại Địa Trung Hải có tầm quan trọng sống còn để duy trì các hoạt động của Nga tại Syria. Các tàu chiến được triển khai từ 2015 có phạm vi từ tàu tuần tiễu trang bị tên lửa tới tàu khu trục, tàu hộ tống và nhiều kiểu này khác nhau, có tàu trang bị tên lửa hành trình Kalibr. Tàu Nga cung cấp hỗ trợ hỏa lực lớn, bổ sung thông tin tình báo nhận được, và nâng cao năng lực phòng không về mặt tổng thể.

Tháng 4.2015, lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Nga bao gồm các tàu chiến và tàu hỗ trợ đã tham gia cuộc tập trận hải quân với tàu chiến Trung Quốc tại Địa Trung Hải. Tàu dẫn đầu của Nga trong cuộc tập trận là tàu tuần tiễu trang bị tên lửa Moskva đã thể hiện năng lực trong cuộc diễn tập bắn đạn thật và cuộc tập trận sau đó tại Đông Á được tổ chức vào hè năm 2015 ngay trước khi các chiến dịch tại Syria diễn ra.

Trực thăng tấn công Mi-28 của quân đội Nga.
 Trực thăng tấn công Mi-28 của quân đội Nga.

Việc tái cơ cấu quân đội trên diện rộng diễn ra sau những biểu hiện của quân đội Nga trong cuộc chiến Nga - Gruzia năm 2008, dù cuộc xung đột này chỉ kéo dài 5 ngày. Năm 2010, Nga tái cơ cấu hệ thống hậu cần và thành lập lập Học viện đảm bảo trang thiết bị - kỹ thuật quân sự MTO. Hệ thống mới cung cấp hậu cần được thử trong rất nhiều cuộc tập trận lớn. Như cuộc tập trận vào tháng 9.2015 mang tên Tsentr 2015 - được tổ chức để vận chuyển các thiết bị vũ khí tới Syria trong khi chuẩn bị cho việc triển khai quân đội trong nước này. Nga dựa chính vào con đường vận chuyển giá rẻ tới Syria, qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ hiện được gọi là "mạng lưới Syria Express".

Tuy nhiên, Nga không chỉ dựa vào một phương pháp vận chuyển mà thay vào đó sử dụng cả các tuyến đường hàng không và hàng hải để chuyển vũ khí tới Syria, trước và trong cuộc can thiệp cả 2 tuyến đường này đều được sử dụng. Việc tàu đổ bộ Alexander Otrakovskii đi lên phía bắc qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7.2015 sau đó quay lại vào tháng 10.2015, chỉ ra rằng "đã có một kế hoạch được lập từ sớm ít nhất là đầu 2015". Hệ thống cung cấp hậu cần được tái cơ cấu của Nga đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc can thiệp và thể hiện yếu tố cốt yếu trong lực lượng vũ trang Nga kể từ năm 2008.

Các hoạt động chống khủng bố của Nga tại Syria về tổng thể hạn chế ở việc hỗ trợ trên không trong các cuộc tấn công của quân đội Syria cùng số ít lực lượng đặc biệt và quân số lục quân để cung cấp an ninh cho căn cứ kể từ khi Nga bắt đầu thực hiện chiến dịch. Lực lượng hải quân hỗ trợ hỏa lực từ máy bay của hải quân và tên lửa hành trình Kalibr phóng từ tàu chiến nằm gần bờ biển Syria. Sự hiện diện chính thức của quân Nga cũng hạn chế.

Tàu đổ bộ Alexander Otrakovskii.
  Tàu đổ bộ Alexander Otrakovskii.

Tuy nhiên, việc triển khai các nhà thầu quân sự tư nhân bổ sung cho ý muốn của Moscow tác chiến trên tuyến đầu một cách thận trọng và không tạo ra phản ứng tiềm tàng trong nội địa nếu các quân nhân bị tử thương. Các nhà thầu quân sự này được cho là cũng có mặt trong cuộc xung đột với Ukraine mà Nga bác bỏ có dính líu. Rất khó có báo cáo về các nhà thầu vì sự nhạy cảm chính trị với Moscow và sự kín tiếng của những đơn vị tư nhân này. 

Vào tháng 2.2018, các nhà thầu quân sự Nga đã thực hiện chiến dịch chiếm một vùng dầu bỏ không bên cạnh những dân quân ủng hộ chính phủ Syria. Được lực lượng đối lập do Mỹ chống lưng kiểm soát, vùng dầu và các khu vực lân cận bị tấn công đã khiến Mỹ đáp trả bằng không kích ở phạm vi gần. Sau vụ tấn công, hàng chục lính tư nhân và dân quân đã chết hoặc bị thương, làm cho việc Nga sử dụng nhà thầu quân sự tư nhân lan rộng vào trung tâm sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Vào xuân 2016 và 2017, những vụ không kích và lực lượng đặc biệt của Nga là phương tiện quan trọng để Syria có thể chiếm lại được thành phố cổ Palmyra từ tay IS. Tháng 12.2016, trong khi sự chú ý đang bị hướng vào Aleppo, thành phố Palmyra lại một lần nữa rơi vào tay IS gây ra cho Nga sự mất tín nhiệm lớn tại đây. Tuy nhiên, những chiến dịch sau đó vào tháng 3.2017 đã giúp giành lại thành phố này.

Lực lượng đặc biệt của Nga hay Spetsnaz cũng đóng vai trò nổi bật khi tác chiến bên cạnh các đơn vị quân đội Syria và dân quân trên tuyến đầu. Lực lượng này có vai trò cố vấn bên cạnh các đơn vị Syria, góp phần cho vụ tấn công vào Palmyra mùa xuân năm 2016, trinh sát và cung cấp thông tin về mục tiêu cho các cuộc không kích vào IS và phe đối lập.

Cách thức tiến hành chiến tranh

Chiến lược của Nga tại Trung Đông có thể giải thích qua lý thuyết về chiến thắng của Nga: kiểm soát. Ý tưởng về sự kiểm soát không nhất thiết là chiếm đóng lãnh thổ mà còn được minh họa bằng những gói hỗ trợ về an ninh, kinh tế, viện trợ nhân đạo, gây ảnh hưởng tới các lãnh đạo chính trị, chiến dịch hay hoạt động chiếm đóng của quân đội, việc xây dựng và củng cố các căn cứ quân sự, kiểm soát truyền thông...

Những chứng cứ không chỉ xuất hiện tại Syria mà còn thông qua một loạt các hoạt động của Nga tại Afghanistan, Chechnya, Gruzia và Crimea. Cách Nga tiến hành chiến tranh là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Nga để lan rộng ảnh hưởng thông qua đó có được quyền kiểm soát tại châu Phi, Trung Đông và vùng Caucasus. Vì thế, hiểu cách thức người Nga tiến hành những cuộc chiến hiện đại là việc sống còn để hiểu chiến dịch can thiệp của Nga tại Syria.

Ông Vladislav Surkov cố vấn của tổng thống Nga gọi cách tiếp cận của Nga trong chiến tranh hiện đại là "chiến tranh phi tuyến".
Ông Vladislav Surkov cố vấn của tổng thống Nga gọi cách tiếp cận của Nga trong chiến tranh hiện đại là "chiến tranh phi tuyến". 

Cố vấn gần gũi của ông Putin là Vladislav Surkov được công nhận với cách gọi sự tiếp cận của Nga với chiến tranh hiện đại là "chiến tranh phi tuyến" trong một câu chuyện ngắn năm 2014, xuất bản ngay trước vụ sáp nhập Crimea. Thường được dư luận Mỹ gọi là chiến tranh lai, cách thức tiến hành chiến tranh này sử dụng kinh tế, chính trị, tâm lý, quân đội (cả chính quy và không chính quy), mạng máy tính để phá vỡ lợi ích và vị thế của một đối thủ để gia tăng lợi ích cho một bên. Việc áp dụng tiến hành chiến tranh phi tuyến hay chiến tranh lai trên chiến trường là một phần trong chiến lược của Nga để chia cắt và chinh phục, khiến Nga có quyền kiểm soát lớn hơn đối với kết quả của cuộc xung đột và với các nước khác.

Trong phạm vi của hoạt động chống khủng bố, cách Nga tiếp cận quyền kiểm soát là hỗ trợ cho các nhóm chính trị và vũ trang cùng dân quân trên mặt đất, sử dụng - hỗ trợ hỏa lực mạnh mẽ cùng những cố vấn chiến dịch đặc biệt. Hỗ trợ về an ninh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng quyền kiểm soát.

Như trong cuộc chiến Chechnya lần 2 vào năm 1999, quân Nga đã tìm cách sử dụng dân quân địa phương vừa để bổ sung cho các chiến dịch thực địa và là một công cụ về chính trị khi kết thúc cuộc xung đột. Những dân quân này là yếu tố chia cắt và chinh phục của chiến lược Nga dành cho Chechnya, giúp Nga có một đồng minh tại địa phương chống lại các ổ nổi loạn khác. Chiến lược Chechnya đã chứng kiến những dân quân Nga giành được quyền lực và tiếp tục cho tới ngày nay dưới sự lãnh đạo của ông Ramzan Kadyrov.

Những con số

Rất khó có được dữ liệu về những chương trình viện trợ nước ngoài của Nga. Sáng kiến "vành đai - con đường" của Trung Quốc đã lấy đi rất nhiều phân tích của các học giả về các ý định của Nga tại Trung Đông, các nước Liên Xô cũ, châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, viện trợ nước ngoài của Nga đã tăng một cách đáng chú ý sau viện trợ nhỏ giọt vì sự tan rã của Liên Xô.

Những viện trợ trong kỷ nguyên Xô Viết là rất thiết yếu với chính sách ngoại giao và việc phóng chiếu hệ tư tưởng cộng sản ra nước ngoài. Khu vực và các đất nước được ưu tiên có thể xác định bằng cách vạch ra tổng số viện trợ và những đất nước nhận được phần chia lớn hơn. Trung Đông đã nhận được hỗ trợ về kinh tế và kỹ thuật rất lớn trong những năm 1950 - 1960. Cung cấp tài chính và xây dựng đập Aswan tại Ai Cập là một trong những ví dụ về chiến lược của Liên Xô kéo các nước khác ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.

Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và tổng thống Ai Cập Gamal Nasser năm 1961.
 Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev và tổng thống Ai Cập Gamal Nasser năm 1961.

Hỗ trợ về quân sự của Liên Xô trong những năm 1970 tăng rất lớn từ các chương trình những năm 1960 và "trở thành một trong những phương tiện chính nếu không nói là phương tiện chủ yếu của chính sách Liên Xô đối với thế giới đang phát triển". Từ năm 1978 tới 1982, khoảng 35 tỷ USD vũ khí Liên Xô đã được chuyển tới các nước đang phát triển. Syria là nước đứng thứ 2 với lượng vũ khí trị giá 8 tỷ USD. Số nước nhận vũ khí của Liên Xô tăng từ 29 nước năm 1975 lên thành 36 nước giữa năm 1980 - 1984. Việc gia tăng viện trợ cũng cho thấy sự cải tiến về chất lượng của vũ khí. Trước đây, viện trợ vũ khí của Liên Xô gồm cả những vũ khí cũ, dư thừa.

Tuy nhiên, đến cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, quân đội của những nước đang phát triển được cung cấp vũ khí gần như hàng đầu như xe tăng T-72, máy bay đánh chặn MiG-25. Thú vị hơn, việc kiểm soát hệ thống phòng không của Liên Xô xây dựng cho Syria lại được đặt trong tổng hành dinh của Liên Xô tại Damascus. Trong khi các nước đang phát triển nhận được vũ khí hiện đại thì rõ ràng "có sự hạn chế về ý muốn của Liên Xô cho phép quân địa phương có toàn quyền kiểm soát với những vũ khí này".

Sự tan rã của Liên Xô đã để lại lỗ hổng trong những chương trình viện trợ của Nga. Sự hỗn loạn bên trong đã gây cản trở khả năng thực hiện chính sách ngoại giao mạnh mẽ bên ngoài phạm vi nước Nga. Các chương trình viện trợ về thực tế đã ngừng lại vào những năm 1990 đang dần được khôi phục dưới thời tổng thống Putin và tổng thống Dimitri Medvedev vào giữa những năm 2000.

Tổng thống Putin cùng các quân nhân Nga tại căn cứ không quân Khmeimim, Syria.
 Tổng thống Putin cùng các quân nhân Nga tại căn cứ không quân Khmeimim, Syria.

Viện trợ quân sự của Nga gia tăng đáng kể trong những tuần trước khi diễn ra cuộc can thiệp vào Syria. Trong một bài phát biểu tại Tajikistan, tổng thống Putin ủng hộ cho sự gia tăng này là để hỗ trợ "chính phủ Syria chống lại sự đe dọa của khủng bố". Ông cũng tuyên bố rõ rằng sự hỗ trợ của Nga với Syria sẽ cứu đất nước này khỏi tình thế giống như Libya, định rõ vai trò của Nga là một người bảo vệ cho các thể chế như ông đã phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Sự hỗn loạn của các cuộc cách mạng màu luôn cho thấy chính sách đúng đắn của Nga - dùng ảnh hưởng chính trị để ủng hộ các chính phủ, gắn bản thân với chính phủ và thể chế của nó trong một trận chiến giành quyền ảnh hưởng. Chính sách bảo vệ thể chế khỏi những đe dọa của khủng bố là một yếu tố chính trong chính sách ngoại giao và cách thức tiếp cận toàn cầu của Nga.

Viện trợ từ 2014 tới 2015 tăng từ 876 triệu USD lên 1,6 tỷ USD. Syria là một trong những nước đứng đầu danh sách tài trợ bên cạnh những nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS). Những nước được nhận viện trợ sau chỉ ra mục tiêu của Nga xây dựng quan hệ láng giềng hòa hảo, được thể hiện chi tiết trong chính sách viện trợ năm 2014 và sự gia tăng lợi ích tại châu Phi. Trong khoảng thời gian đó, viện trợ tới châu Phi vào khoảng 30 triệu USD. Nó cũng là dấu hiệu cho thấy vai trò của châu Phi trong chính sách ngoại giao của Nga đang tăng lên thành khu vực được ưu tiên mới.

Cơ sở về chính sách nhà nước năm 2014 của Nga trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển quốc tế và những chi tiết về khu vực ưu tiên, bao gồm cả việc không hạn chế sự giúp đỡ các nước nhận viện trợ "cải thiện hệ thống nhà nước" để chống lại chủ nghĩa khủng bố, xây dựng hòa bình, cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện, nước và "bảo vệ nhân quyền". Sự chú ý tới những lĩnh vực này đã thấy được tại Syria, nhưng hiệu quả thế nào thì vẫn chưa rõ ngoài những thông tin do truyền thông Nga đưa ra.

Chiến lược của Nga tại Syria và Trung Đông đánh dấu sự định hình an ninh khu vực và chính trị thông qua những thử thách của thời gian với những lực lượng quân đội đã được triển khai trên bộ và trên biển, các hỗ trợ về an ninh và kinh tế, các cuộc tập huấn song phương với các các nước trong khu vực và bản thân nước Nga. Các nước Ả rập rõ ràng đã đặt cược vào việc giữ chủ quyền về kinh tế và quân đội, sử dụng hạn chế sự trợ giúp từ nước ngoài bao gồm cả phương Tây và Nga, để nắm được lợi thế trong những cơ hội được giúp đỡ. Trong khi đó, các nước Ả rập bảo vệ mình khỏi việc chịu quá nhiều ảnh hưởng và trở nên phụ thuộc.

Theo một ý nghĩa rộng hơn, Nga đã tạo ra một câu chuyện độc lập trong khu vực. Quan điểm về quân đội và vũ khí Nga không hoàn mỹ và thường xảy ra tai nạn đã bị đảo ngược - lần này đã cho thấy rõ ràng sự hiệu quả trong việc chống lại phương Tây, cùng với cách thức Nga sử dụng để phóng chiếu sức mạnh và khai thác những khe hở trong chính sách và ảnh hưởng sẽ từ từ được nhận ra và thực thi.