Nga “múa vuốt” ở Syria, 5.000 phiến quân bị giết, vạn lính đánh thuê tháo chạy

Chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria không đơn giản chỉ là sự lật nhào hiện trạng chiến tranh và reo rắc sự kinh hãi trong hàng ngũ các nhóm phiến quân Syria. Nó còn thể hiện cho thế giới thấy năng lực của quân đội Nga trong tình huống thực chiến, chuyên gia Thierry Meyssan nhận xét trên Voltaire Network.
Quân đội Nga hiện nay đã thể hiện một bộ mặt hoàn toàn khác so với thời điểm 2008
Quân đội Nga hiện nay đã thể hiện một bộ mặt hoàn toàn khác so với thời điểm 2008

Khiến Mỹ, NATO mù và điếc

Trước sự kinh ngạc của tất cả, Nga chứng minh họ sở hữu một hệ thống gây nhiễu tín hiệu có khả năng làm cho NATO mù và điếc. Mặc dù vượt trội về ngân sách quốc phòng, Mỹ đã vừa mất ưu thế quân sự.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria ban đầu được coi là canh bạc mạo hiểm của Moscow chống các nhóm thánh chiến, đã tự chuyển hóa thành một màn phô trương sức mạnh lật đổ sự cân bằng chiến lược trên thế giới. Thoạt tiên được nhận thức nhằm cô lập rồi sau đó tiêu diệt các nhóm phiến quân được các nước một số quốc gia hậu thuẫn các nhóm thánh chiến vi phạm nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ, chiến dịch của Nga hiện nay đã làm lóa mắt mọi nhân tố phương Tây và các đồng minh của họ.

Lầu Năm Góc hiện đang chia rẽ giữa những người có xu hướng muốn giảm thiểu thực tế, trong khi cố gắng vạch ra những điểm yếu trong hệ thống của Nga và những người ngược lại, xem là Mỹ đã mất ưu thế về chiến tranh thông thường và thực tế đó khiến họ phải mất nhiều năm trước khi có thể giành lại.

Hãy nhớ lại năm 2008, trong cuộc chiến Nam Ossetia, mặc dù lực lượng Nga đã đẩy lùi cuộc tấn công của Georgian, họ cũng đã bộc lộ cho toàn thế giới thấy tình trạng trang thiết bị tồi tệ, đáng thương. Và đúng 10 ngày sau, cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates và cựu cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice đã mô tả quân đội Nga là “lực lượng hạng hai”.

Vậy Liên bang Nga đã lèo lái thế nào để xây dựng lại ngành công nghiệp quốc phòng của họ, thiết kế và chế tạo các loại vũ khí công nghệ cao mà Lầu Năm Góc không chú ý tới tầm quan trọng của hiện tượng, để rồi cho phép Nga vượt lên? Liệu Nga đã dùng hết những loại vũ khí mới mà họ có hoặc giả họ vẫn còn những điều ngạc nhiên khác để dành?

Sự hoang mang tại Washington lớn đến mức Nhà Trắng đã hủy chuyến thăm chính thức của thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và phái đoàn của bộ tổng tham mưu quân đội Nga. Quyết định được đưa ra sau chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của phái đoàn quân sự Nga. Đó chỉ là một điểm nhỏ khi thảo luận về chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, vì Lầu Năm Góc không biết chuyện gì đang diễn ra tại đó. Phe diều hâu và cấp tiến đã yêu cầu tái khởi động ngân sách quân sự và ngừng rút quân Mỹ khỏi Afghanistan.

Theo Thierry Meyssan, giới quân sự NATO đang phải chứng kiến sự vượt trội của Nga so với Mỹ tại Syria, hiện đang thổi phồng hiểm họa về đế chế Nga. Giới quân sự và tình báo phương Tây buộc phải ghi nhận rằng thực tế Lầu Năm Góc đã không hiểu rõ tình hình thực địa. Do đó đã trở nên mù và điếc.

Tác chiến điện tử và C4I

Ngày 12/4/2014, chiến hạm USS Donald Cook ở Biển Đen không thể phản ứng do bị máy bay Nga làm “mù” hệ thống radar và hệ thống thông tin liên lạc. Ngay từ khi bắt đầu phát động chiến dịch quân sự tại Syria, Nga đã thiết lập trung tâm tác chiến điện tử tại Hmeymim, phía bắc Latakia với bán kính bao quát 300km. Nhưng lần này mục tiêu là căn cứ quân sự của NATO tại Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ).

Chiến tranh quy ước hiện đại dựa trên hệ thống “C4I” (bao gồm sự phối hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất các yếu tố: Chỉ huy, Kiểm soát, Liên lạc, Máy tính và Tình báo). Các vệ tinh, chiến đấu cơ và máy bay không người lái, chiến hạm mặt nước, tàu ngầm, xe tăng và thậm chí cả các chiến binh hiện nay đều được kết nối với các bộ phận khác nhờ một hệ thống liên lạc thường trực, cho phép bộ tổng tham mưu có thể giám sát và chỉ huy chiến đấu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống mang tính nhạy cảm của NATO hiện có tại Syria và một phần Thổ Nhĩ Kỳ đã bị gây nhiễu.

Theo chuyên gia Romania Valentin Vasilescu, Nga đã đặt nhiều hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4, trang bị cho các chiến đấu cơ thiết bị gây nhiễu SAP-518/ SPS-171 (tương tự như máy bay đã chọc mù khu trục hạm Mỹ USS Donald Cook ở Biển Đen). Còn các trực thăng tấn công Nga được lắp hệ thống Richag-AV. Bên cạnh đó, Nga còn sử dụng tàu trinh sát Priazovye (Project 864 lớp Vishnya) tại Địa Trung Hải.

Có vẻ như Nga đã thống nhất không can thiệp với hệ thống thông tin liên lạc của Israel, có nghĩa sẽ không triển khai các hệ thống tác chiến điện tử ở phía nam Syria.

Các chiến đấu cơ Nga đã vài lần lọt vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu của Nga không phải để đo lường phản ứng của không quân Thổ mà là kiểm tra tính hữu hiệu của khả năng tác chiến điện tử tại khu vực liên quan và cũng canh chừng các động thái của các chiến binh thánh chiến tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Sức mạnh quân sự Nga đang gây sốc cho nhiều nước phương Tây và Mỹ
Sức mạnh quân sự Nga đang gây sốc cho nhiều nước phương Tây và Mỹ

Đòn đánh Kalibr

Nga đã sử dụng nhiều loại vũ khí mới tại chiến trường Syria, nhưng gây sốc nhất chính là đòn đánh với 26 tên lửa hành trình tầm xa tàng hình (3M-14T Kaliber-NK), được cho là tương đương với các tên lửa RGM/UGM-109E Tomahawk của Mỹ. Được phóng từ chiến hạm ở biển Caspian, các tên lửa Kalibr đã đánh trúng 11 mục tiêu cách đó 1.500km, do đó NATO có thể đánh giá cao sự ghê gớm của loại vũ khí này.

Các tên lửa Kalir đã bay qua không phận Iran và Iraq ở độ cao từ 50-100m, tùy thuộc vào địa hình và chỉ bay cách một máy bay không người lái của Mỹ có 4km. Không một tên lửa nào bị mất, so sánh với tỷ lệ từ 5-10% của Mỹ, tùy thuộc vào từng mẫu tên lửa.

Vào lúc đó, đòn đánh tên lửa hành trình tầm xa Nga đã cho thấy sự lãng phí của những khoản tiền khổng lồ được chi cho “lá chắn tên lửa” vô dụng được Lầu Năm Góc thiết lập xung quanh nước Nga. Nên nhớ rằng các tên lửa này có thể được bắn từ các tàu ngầm hoạt động tại bất kỳ nơi nào trên đại dương và chúng có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Chung quy, trong trường hợp nổ ra chiến tranh hạt nhân, Liên bang Nga có thể bị Mỹ hủy diệt và ngược lại, nhưng Nga sẽ thắng trong trường hợp một cuộc chiến tranh quy ước, Meyssan nhận định.

Theo Meyssan, chỉ có người Nga và người Syria có khả năng đánh giá chính xác tình hình thực tế chiến trường hiện nay tại Syria. Tất cả các thông tin tình báo từ các nguồn khác, kể cả các nhóm thánh chiến đều thiếu cơ sở, kể từ khi chỉ có Nga và Syria nắm bức tranh tổng thể tại thực địa. Moscow và Damascus có ý định tận dụng hết lợi thế và do đó giữ kín các hoạt động tác chiến của họ.

Theo các nguồn tin chính thức, và đáng tin cậy, có thể kết luận rằng có ít nhất 5.000 chiến binh đã bị giết, bao gồm nhiều thủ lĩnh các nhóm phiến quân Ahrar el-Sham, al-Qaïda và IS. Ít nhất 10.000 lính đánh thuê tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Jordan. Quân đội Syria và lực lượng Hezbollah đã giành lại nhiều vùng lãnh thổ mà không cần chờ Iran tăng viện.

Khuyến cáo

Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria được lên kế hoạch đánh bại các nhóm thánh chiến được sự hậu thuẫn của một số nước dưới vỏ bọc “phe đối lập dân chủ”. Chiến dịch đòi hỏi sử dụng nhiều loại vũ khí mới và đã biến thành một màn trình diễn sức mạnh của Nga.

Nga hiện nay đã có khả năng tác chiến điện tử, gây nhiễu toàn bộ liên lạc của NATO và hiện đã trở thành một lực lượng hàng đầu về chiến tranh thông thường.

Năng lực quân sự mới của Nga gây tranh cãi tại Washington. Vẫn còn quá sớm để kết luận việc đó sẽ tạo thuận lợi cho tổng thống Obama hay không hoặc nó sẽ được phe diều hâu sử dụng làm cái cớ để tăng cường chi tiêu quân sự.

Theo QPAN