Nga “đòn phép” gì đáp trả Mỹ tấn công tên lửa Syria

VietTimes -- Nga sẽ tiếp ủng hộ chế độ Syria về dài hạn bằng cách củng cố hệ thống phòng không, như nước này đã hứa và đã thực hiện, cũng như đưa thêm nhiều vũ khí tấn công như tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, pháo binh và các hệ thống tên lửa phóng loạt như pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A đáng gờm..., Warisboring nhận định.
"Hung thần" pháo phản lực nhiệt áp Nga khai hỏa
"Hung thần" pháo phản lực nhiệt áp Nga khai hỏa

Lầu Năm Góc đã đưa ra một tuyên bố rằng Mỹ đã thông báo với quân đội Nga ở Syria trước khi thực hiện cuộc không kích bằng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ Shayrat Airfield đêm 6/4.

Theo Warisboring, Mỹ bao gồm các kênh công khai thông qua Bộ Ngoại giao và các kênh ngầm để cảnh báo Nga và ám chỉ rằng cuộc tấn công chỉ giới hạn và mang tính trừng phạt cho hành vi mà Mỹ cáo buộc là chính quyền Assad tấn công người dân bằng vũ khí hóa học.

Không người Nga nào bị thiệt mạng trong cuộc tấn công. Việc Nga không có động thái quân sự đáp trả nào cho thấy Mátxcơva ngầm chấp nhận cuộc không kích này, cho dù nó không hề được phản ánh trong tuyên bố của Nga, Warisboring nhận xét.

Đương nhiên, Nga cùng Syria và Iran đã công khai lên án vụ tấn công là hành vi xâm lược phi pháp của Mỹ vào một quốc gia có chủ quyền. Các nước này cũng có lý khi lên án như vậy, cho dù một số nhà lý luận quân sự Nga cho rằng các tên lửa hành trình này đáng lý “có thể tấn công vào các căn cứ quan trọng hơn của kẻ thù mà không vi phạm chủ quyền quốc gia khi tấn công cách xa biên giới”.

Nga và Iran đã lên án đòn tập kích tên lửa Mỹ vào Syria là hành động xâm lược quốc gia có chủ quyền
Nga và Iran đã lên án đòn tập kích tên lửa Mỹ vào Syria là hành động xâm lược quốc gia có chủ quyền

Ngoài ra, báo Mỹ cho rằng thông điệp chiến lược của Nga là biến cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk của Mỹ thành hành động hỗ trợ cho Al Qaeda và IS ở Iraq và Syria bằng cách phá hủy căn cứ của Lực lượng không quân Syria (SAF) và quân đội Nga trong các cuộc tấn công chống khủng bố ở Homs và Idlib.

Nga cũng đã hủy bỏ bản ghi nhớ được ký với Mỹ năm 2015 về điều khoản không xung đột trong không phận ở Syria, tuyên bố ý định củng cố hệ thống phòng không ở Syria, triệu tập các tùy viên quân sự Mỹ ở Mátxcơva và đưa tàu khu trục tên lửa dẫn đường Đô đốc Grigorovich tới phía đông Địa Trung Hải.

Nga đã chuyển giao các hệ thống tên lửa S-300 cho đồng minh Iran
Nga đã chuyển giao một số hệ thống tên lửa S-300 cho đồng minh Iran

Warisboring  cho biết tàu Đô đốc Grigorovich được trang bị tên lửa hành trình Kalibr tương đương với tên lửa Tomahawk của Mỹ. Nga đã triển khai tên lửa này tấn công các mục tiêu ở Syria từ năm 2015.

Vào thời điểm diễn ra vụ tấn công ở Shayrat, Nga đã triển khai các hệ thống phòng không S-300 và S-400 ở Latakia và Tartus, và chính quyền Assad cũng đã sở hữu hệ thống phòng không tích hợp do Nga xây dựng (IADS). Cho dù các hệ thống này được cho là có khả năng chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, nhưng hiện nay vẫn chưa có báo cáo nào về phản ứng đáp trả của IADS. Tại sao lại như vậy?

Times of Israel đưa ra hai câu trả lời hợp lý: “Khẩu đội phòng không S-400 của Nga- được coi là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới, rõ ràng đã không hạ bất kỳ tên lửa nào của Mỹ, có thể vì không có khả năng, hoặc có thể vì quân đội Nga chọn cách không can thiệp”.

Là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai sau Mỹ, có lẽ Nga không muốn mạo hiểm để tên lửa Tomahawk bay qua hệ thống của Nga và do đó sẽ làm ảnh hưởng đến các thương vụ mua sắm vũ khí trong tương lai. Tuy nhiên, không chắc là một trong số những hệ thống SAM hiện đại nhất trên thế giới sẽ không hạ được ít nhất một quả Tomahawk vốn chỉ có tốc độ hành trình cận âm.

Lời luận giải hợp lý hơn cả là Nga chọn cách không leo thang căng thẳng. Cho dù Mátxcơva và Damacus gần đây đã ký hợp đồng dài 45 năm, cho phép Nga mở rộng căn cứ hải quân ở Tartus mà nước này đã đóng trú từ năm 1971, Nga và Syria vẫn không có hiệp ước phòng thủ chung nào giống như Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Hơn nữa, dù Nga có quan hệ lâu dài với Syria, liệu Nga có sẵn sàng công khai thù địch với Mỹ về vấn đề Syria?

Warisboring  cho rằng có thể Mỹ đã gửi cho Nga thông điệp rằng đây là một cuộc tấn công hạn chế. Nếu lãnh đạo Nga không hứng thú với việc leo thang xung đột với Mỹ về vụ tấn công này, trong ngắn hạn Mỹ sẽ không thể mong đợi gì hơn ngoài những gì lãnh đạo Nga đã làm.

Tuy nhiên Warisboring cho rằng, những tuyên bố đầy cứng rắn về cuộc tấn công của Mỹ giúp Nga định huớng dư luận trong nước và trấn an các đồng minh của Nga rằng họ là một đối tác đáng tin cậy. Thực tế, bản chất hạn chế của cuộc tấn công tên lửa Tomahawk (trong khi Mỹ còn các lựa chọn leo thang khác) đã thể hiện giá trị răn đe của Nga và không làm giảm vai trò của Nga trong khu vực.

Giới phân tích nhận định Nga sẽ tiếp ủng hộ chế độ Syria về dài hạn bằng cách củng cố hệ thống phòng không, như nước này đã hứa và đã thực hiện, cũng như đưa thêm nhiều vũ khí tấn công như tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, pháo binh và các hệ thống tên lửa phóng loạt như pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A đáng gờm.

Bất chấp quan hệ Mỹ- Nga và các biến động ở Syria hiện nay, Mátxcơva có thể tiếp tục tạo mối quan hệ gần gũi hơn với Tehran và bán cho Iran các vũ khí tiên tiến, như việc chuyển giao các hệ thống S-300 mới đây.

Còn nếu hoạt động ngoại giao thất bại, Nga có nhiều lựa chọn để leo thang chiến tranh trong một loạt các khu vực địa chính trị.

Chiến đấu cơ Nga và NATO thường xuyên chơi trò
Chiến đấu cơ Nga và NATO thường xuyên chơi trò "mèo vờn chuột trên biển Baltic
Nga đã triển khai cá c hệ thống S-400 tại vùng lãnh thổ Kaliningrad và có thể thực hiện phong tỏa không phận ngay trong lòng NATO
Nga đã triển khai cá c hệ thống S-400 tại vùng lãnh thổ Kaliningrad và có thể thực hiện phong tỏa không phận ngay trong lòng NATO

Warisboring lo ngại Nga có thể sử dụng các hệ thống phòng không và các vũ khí chống tàu để tạo ra một khu chống tiếp cận ở phía đông Địa Trung Hải và Biển Đen, dọc theo các con đường đến vùng biển chiến lược như eo biển Bosphorus. Nga có thể leo thang căng thẳng ở miền đông Ukraine, gây ra rắc rối ở Biển Đen hoặc Biển Baltic, thực hiện các cuộc tấn công không gian mạng trực tiếp chống lại phương Tây hoặc khơi mào các cuộc xung đột khác.

Hoặc đáng sợ hơn, Nga có thể phối hợp một loạt các hoạt động. Có thể Syria, Iran hoặc một bên khác sẽ hành động, đẩy Mỹ hoặc Nga vào hướng đi không chủ ý dẫn đến leo thang xung đột. Đã từng có nhiều tiền lệ như vậy trước đây.

Từ đó, War Is Boring gợi ý các nước lớn có thể sử dụng ngoại giao để tìm kiếm một công ước, một cách để nhất trí về những bất đồng trong một số lĩnh vực. Warisboring  cũng bày tỏ hy vọng Mátxcơva và Washington có thể chấp nhận những bất đồng về mặt phát ngôn để tránh leo thang xung đột.