Nga đại náo chiến trường Syria, quyết tranh hùng cùng Mỹ

VietTimes -- Quan hệ gắn bó giữa thành công thương mại và địa chính trị của Mỹ chính là mô hình mà Nga cần bắt chước. Chiến tranh luôn đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho bên thắng trận và Nga không nên do dự trong việc khai thác tối đa vị thế của mình như một đối tác quân sự có lợi thế ở Trung Đông, Russia Insider khuyên.
Phi công Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Syria
Phi công Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Syria

(tiếp theo kỳ trước)

Tung hoành Syria, Nga quyết tranh đoạt lợi ích như Mỹ?

Đây là sự kiện đánh dấu nấc cao nhất trong quá trình bình thường hóa quan hệ Nga-Thổ bắt đầu từ cuối năm ngoái, khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xin lỗi về vụ bắn rơi máy bay Nga ở Syria, kéo theo các biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc của Nga. Trong chuyến thăm này, hai bên đã thảo luận về hai dự án quan trọng nhất trong quan hệ kinh tế Nga-Thổ: đó là đường ống dẫn ga Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và một nhà máy hạt nhân lớn.

Tuy nhiên, theo Russia Insider, Nga vẫn là nước kiểm soát quan hệ kinh tế với Thổ. Dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa quan trọng với Nga không phải hoàn toàn là về giá trị kinh tế mà là vì nó thúc đẩy châu Âu, buộc châu Âu phải chấp thuận Nord Stream II, châu Âu vẫn không muốn đối xử với Thổ Nhĩ Kỳ như nhà cung cấp khí đốt chính của Nga. Hơn nữa, người Nga cũng không vội vã dỡ bỏ lệnh cấm vận nông nghiệp với Thổ Nhĩ Kỳ và cũng không tái thiết lại việc qua lại không cần visa giữa hai nước như trước khi xảy ra vụ bắn rơi máy bay.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, Russia Insider cho rằng hi vọng thực sự của ông Erdogan về chuyến thăm này lại không phải vì những điều trên. Vì sự phát triển nhanh chóng của lực lượng người Kurd và quân đội chính phủ Syria trên chiến trường, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra những vấn đề cấp thiết cùng thảo luận với ông Putin.

Quan hệ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang tan băng sau vụ bắn hạ máy bay Su-24
Quan hệ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang tan băng sau vụ bắn hạ máy bay Su-24

Chuyến thăm Israel không mấy được quan tâm, nhưng chuyến thăm này cũng là kết quả của quan ngại về cái kết của ván bài ở Syria đang dần định hình, trong đó quân đội Iran liên minh với Nga có thể sẽ là những người chiến thắng.

Theo nhận định của Russia Insider, chuyến thăm này chỉ ra rằng Mátxcơva hiện đang là nhân vật trung tâm được tất cả các bên đang tìm kiếm giải pháp tranh thủ, không chỉ là ở Syria mà còn ở toàn Trung Đông. Sự thắng thế của Nga ở Syria là nhờ nước này quan hệ với tất cả các bên trong xung đột, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd và Iran.

Nga là một bên đồng đảm bảo cho lệnh ngừng bắn và là nhân tố lãnh đạo trong các cuộc đối thoại giữa chính phủ Syria với phiến quân tổ chức ở Thủ đô Astana, Kazakhstan . Trong khi đó quan hệ Nga- Ai Cập cũng đang ấm dần lên, Nga cũng đang chọn một bên trong cuộc nội chiến Libya.

Câu hỏi đặt ra là cách thức biến thắng lợi về quân sự và địa chính trị này thành những lợi ích kinh tế hữu hình.

Russia Insider cho rằng Nga phải thi hành chính sách nói những lời mà các bên muốn nghe, làm bạn với tất cả các bên, nhưng chỉ phục vụ cho lợi ích quốc gia Nga, bắt đầu bằng lợi ích kinh tế.

Quan hệ gắn bó giữa thành công thương mại và địa chính trị của Mỹ chính là mô hình mà Nga cần bắt chước. Chiến tranh luôn đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho bên thắng trận và Nga không nên do dự trong việc khai thác tối đa vị thế của mình như một đối tác quân sự có lợi thế ở Trung Đông vào thời điểm hiện tại để tăng cường lợi ích, không chỉ cho công tay dầu lửa và khí đốt mà còn cho các ngành công nghiệp với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Ngoài ra Nga cũng nên đưa ra ô bảo hộ quân sự với các hệ thống phòng không khét tiếng S-300 và S-400, gắn chặt trong quan hệ chiến lược sau cuộc nội chiến Syria với các bên như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Israel.

Tổng thống Nga Putin và tổng thống Ai Cập Sisi
Tổng thống Nga Putin và tổng thống Ai Cập Sisi

Trong khi chính quyền ông Trump muốn dụ Nga tách khỏi Iran, rõ ràng là lãnh đạo Nga sẽ kiên quyết không từ bỏ đồng minh trong lĩnh vực buôn bán vũ khí, đặc biệt là Iran. Iran còn có vị thế quan trọng trong chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc mà Nga đang ủng hộ mạnh mẽ. Chiến lược này là một phần quan trọng trong con đường năng lượng Bắc- Nam mà Nga ủng hộ.

Một quan sát viên quốc tế và là người theo dõi sát sao tiến trình phát triển ở Trung Đông, ông Vladimir Zhirinovsky nhiều năm nay luôn bàn luận về cách thức và lý do tại sao Nga nên ngừng hướng Tây, ngừng hướng Đông mà nên hướng về phía Nam.

Trước đây, ý tưởng này không có đất dụng võ. Nhưng hiện nay, trước những cơ hội thương mại và ngoại giao dành cho Nga- nhân tố lớn ở Trung Đông, quan điểm này đang giành được nhiều sự tôn trọng hơn ở Mátxcơva.

Câu hỏi đặt ra là chính quyền ông Trump sẽ làm gì với tình thế hiên nay, một khi họ đã gạt bỏ được những mâu thuẫn đối đầu và phản đối trong nước và chỉ tập trung đối phó với Nga.