Nga chế UAV phóng từ tên lửa pháo phản lực Smerch

VietTimes -- TASS dẫn tuyên bố của chuyên gia máy bay không người lái, tổng biên tập tạp chí "Hàng không không người lái Denis Fedutinov cho biết: Nga sẽ chế tạo máy bay không người lái (UAV), lắp vào tên lửa của pháo phản lực Smerch (MLRS) nhằm chọc thủng hệ thống phòng không đối phương, có khả năng tiêu diệt các drone trinh sát.
Các tổ hợp pháo phản lực Smerch phóng rocket. Ảnh minh họa TASS
Các tổ hợp pháo phản lực Smerch phóng rocket. Ảnh minh họa TASS

Theo TASS, tập đoàn "Techmash" đang bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm nguyên mẫu một UAV mới, được phóng vào không trung bằng đạn rocket pháo phản lực "Smerch" MLRS của Nga. UAV được gắn vào đầu tên lửa thay vì đầu đạn. Pháo phản lực MLRS có thể có thể phóng một UAV như vậy trên khoảng cách lên đến 90 km, tại điểm đã định trên quỹ đạo đường bay tên lửa, chiếc UAV được tách ra và tiếp tục chuyến bay theo nhiệm vụ được cài đặt.

Ưu thế tuyệt đối của loại UAV này hơn hẳn các máy bay không người lái hạng nhỏ khác, trước hết là khả năng vượt qua hệ thống phòng không chống UAV của đối phương. Drone sẽ nằm trong đầu đạn rocket của pháo phản lực và chọc thủng hàng rào phòng không của đối phương bằng tốc độ hoặc được ngụy trang bằng một loạt đạn trong đó có cả đạn thông thường Smerch. Phương thức này khiến chiếc UAV trở thành một mục tiêu rất khó tiêu diệt đối với hệ thống phòng không đối phương, ông Fedutinov cho biết.

Theo ông, nhiệm vụ ban đầu được thiết kế đối với UAV là tiến hành trinh sát đường không các mục tiêu trên mặt đất trong khu vực tầm bắn của hệ thống pháo phản lực. Mục đích là giám sát kết quả bắn và hiệu quả của một đợt hỏa lực dồn dập, hiệu chỉnh pháo. Nhưng phương thức này cho phép có thể phát triển các loại drone khác dành cho pháo binh, hoặc drone tự sát để tiêu diệt các mục tiêu chỉ định.

Chương trình chế tạo máy bay không người lái, được phóng đi từ rocket pháo phản lực Smerch đã được đưa ra từ thời Liên Xô vào những năm 1990. Chương trình cũng đã từng được để cấp đền nhiều lần sau này và tiếp tục bị đóng băng. Tham gia vào chương trình này có các công ty công nghiệp như "Splav", công ty "Enix" của Kazan và Phòng nghiên cứu thiết kế "Lych" của Rybinsk. Thực hiện dự án đòi hỏi có sự đầu tư và yêu cầu nghiêm túc của Bộ Quốc phòng, chỉ khi đó, dự án mới có khả năng thành công", chuyên gia UAV Denis Fedutinov cho biết.

Theo nhà phát triển, drone, được phóng bằng hệ thống Smerch có thể tiến hành các nhiệm vụ trinh sát trên độ cao 500 m trong vòng 20 phút, bao quát một khu vực rộng 25 km2.