Nga cao tay tác chiến điện tử, Mỹ vung hàng tỷ USD đối phó

VietTimes -- Trước sự phát triển dữ dội của các phương tiện tác chiến điện tử Nga, Trung Quốc, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ có kế hoạch chi 1,5 tỷ USD phát triển NGJ từ năm 2019 đến năm 2022.
Hệ thống tác chiến điện từ kỹ thuật số NGJ (Next Generation Jammer) trên máy bay F/A-18 sẽ sẵn sàng vào năm 2022. Ảnh minh họa Breaking Defense.
Hệ thống tác chiến điện từ kỹ thuật số NGJ (Next Generation Jammer) trên máy bay F/A-18 sẽ sẵn sàng vào năm 2022. Ảnh minh họa Breaking Defense.

Trang tin Breaking Defense dẫn tuyên bố của đại tá hải quân Michael Orr, giám đốc chương trình phát triển tác chiến điện tử kỹ thuật số đường không cho biết: Hải quân Mỹ đến năm 2019 bắt đầu thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới NGJ, năm 2022 tiếp nhận bộ khí tài này vào trang bị.

Hệ thống tác chiến điện từ kỹ thuật số NGJ (Next Generation Jammer) được công ty Mỹ Raytheon phát triển từ năm 2008. Khởi điểm ban đầu, hệ thống gây nhiễu này chỉ được phát triển thay thế hệ thống tác chiến điện tử radio AN/ALQ-99, được lắp đặt trên các máy bay đa nhiệm hải quân EA-18G Growler. Hiện nay các nhà quân sự Mỹ dự kiến sẽ sử dung NGJ song song cùng AN/ALQ-99 được số hóa. 

Nguyên mẫu hệ thống khí tài kỹ thuật số này là NGJ có khả năng "gây nhiễu và chế áp" các trạm radar và các hệ thống truyền thông liên lạc, hoạt động trên dải tần số trung bình. Có nghĩa là các radar dẫn bắn SAM. Sau đó, hệ thống này sẽ có khả năng gây nhiễu ở dải tần số thấp hơn và dải tần số cao hơn. Thông tin chi tiết về bộ khí tài tác chiến điện tử này hiện đang được bảo mật. Từ năm 2017, Úc tham gia vào dự án nhằm cùng phát triển một hệ thống mới.

Từ năm 2016 công ty Anh BAE Systems theo đơn đặt hàng của DARPA (cơ quan quản lý các dự án quốc phòng tiên tiến) nghiên cứu tác chiến điện tử thông minh dành cho các máy bay chiến đấu. Hệ thống phải đạt đươc tính năng “tự học hỏi, tự phân tích và có thể gây nhiễu được các đài phát sóng radio trong tương lai, sử dụng tần số hoàn toàn khác với các tần số của khí tài gây nhiễu hiện nay. 

Hệ thống này nằm trong khuôn khổ chương trình ARC (Các biện pháp tác chiến chống Radar chủ động-(Adaptive Radar Countermeasures). Trong hệ thống sẽ được áp dụng thuật toán tự thu thập thông tin, tự học, tự đào tạo. Nhờ có tính năng này, hệ thống sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường tác chiến, tự phát triển các biện pháp chống các đài radar có mặt trên không gian chiến trường. Trước hết đó là khả năng chống các radar tần số động (biến đổi)

Nam 2016, tập đoàn Raytheon giành được hợp đồng trị giá 1 tỷ USD phát triển hệ thống gây nhiễu thế hệ mới. Trước sự phát triển dữ dội của các phương tiện tác chiến điện tử Nga, Trung Quốc, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ có kế hoạch chi 1,5 tỷ USD phát triển NGJ từ năm 2019 đến năm 2022.