Nên chăng tính đến việc chuẩn hóa dần công tác cổ động bóng đá

VietTimes -- Nhìn sân của đội bóng rổ Saigon Heat có sức chức 1.300 chỗ ngồi, với giá vé dao động từ 70.000 - 300.000 đồng luôn trong tình trạng cháy vé, không ít quan chức VFF, VPF và các CLB V.League phát thèm.
Khán giả thứ 12 trên sân. Ảnh VPF
Khán giả thứ 12 trên sân. Ảnh VPF

Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) mới chỉ khởi tranh từ 2016 nhưng đến nay đã được các hãng truyền thông hàng đầu như Reuters, tạp chí Asia Life, World Magazine cho đến các kênh truyền hình hàng đầu như ESPN, ABL (kênh truyền hình của Giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á) quan tâm.

Trông người

Saigon Heat là một trong những CLB kinh doanh hiệu quả nhất loại hình thế thao mới mẻ này. Connor Nguyễn, Giám đốc điều hành của Saigon Heat cho biết trong 3 năm đầu tiên, đội bỏ ra từ 600.000 USD (12 tỷ đồng) cho đến 2 triệu USD và quỹ lương không được quá 50% dự trù kinh phí. Họ chấp nhận lỗ trong vòng 3 năm và tự tin sẽ lấy lại cả vốn lẫn lại trong thời gian tới.

Những trận bóng rổ VBA bao giờ cũng kín sân. Ảnh CT

Những trận bóng rổ VBA bao giờ cũng kín sân. Ảnh CT

Hầu như các trận đấu của đội trên sân nhà đều rơi vào tình trạng cháy vé. Ướ́c tính mỗi trận đấu, Saigon Heat thu về không dưới 110 triệu đồng tiền bán vé. Số tiền này không thua kém tiền bán vé của các đội bóng tại V.League dù sức chứa sân bóng rổ không thể bì lại sân bóng đá.

Các hoạt động bán đồ lưu niệm, áo thi đấu, bóng, vỏ bao điện thoại di động hay các hoạt động cổ vũ trên sân, giao lưu với BHL, cầu thủ tại các trận đấu của VBA đã nhanh chóng được chuẩn hóa. Hiện nay, các trận bóng rổ thực ra là ngày hội giao lưu của các bạn trẻ Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ với nhiều kênh truyền thông chuyên nghiệp.

Khá nhiều lần người ta đã thấy các ngôi sao Văn Hậu, Quang Hải, Đức Chinh cùng các bạn gái, người thân đến nhà thi đấu để cỗ vũ. Chính họ cũng đã hòa mình vào không khí náo nhiệt của các trận đấu bóng rổ, điều mà khi trong vai cầu thủ không phải lúc nào họ cũng được tận hưởng.

Lại nghĩ đến ta

Trong khi đó, theo thống kê của BTC V.League 2019 thì tổng khán giả đến sân của mùa giải là 1.307.700 lượt người, trung bình 7.265 người/trận, cao hơn mùa giải năm ngoái với các con số 1,139,800, trung bình 6,297 người/trận. Đó là những con số thống kê… bằng mắt của BTC sân, còn nếu số lượng vé bán thực tế dao động chỉ 50-70% con số trên. Nhiều sân vận động còn mở cửa tự do để tri ân khán giả mà vẫn vắng khách.

Nhưng ngoại trừ sân Thiên Trường luôn duy trì số lượng vé bán ra trên 80% công suất thiết kế, các sân còn lại đều chỉ có ít khán giả. CLB Sài Gòn đứng chót trong 14 đội V.League khi chỉ có 48.500 lượt người đến cổ vũ, tính ra trung bình mỗi trận đấu lượng khán giả chỉ có khoảng 10% công suất sân Thống Nhất. Thật buồn cho thầy trò HLV Thành Công khi phải thi đấu với lượng khán giả ít như thế.

Theo thứ tự số lượng khán giả đến sân Thiên Trường (201.000), Hàng Đẫy (105.000), Plei-ku (104)  “Chảo lửa thành Vinh” mấy mùa gần đây đã nguội lạnh, suốt cả mùa giải chỉ có 91.000 lượt người/trận, trung bình 7.000 người/trận thấp hơn mặt bằng chung của cả giải đấu.

Duy nhất sân Thiên Trường đông kín khán giả như thế này. Ảnh NĐFC

Duy nhất sân Thiên Trường đông kín khán giả như thế này. Ảnh TTVN

Pháo sáng là điểm trừ nhưng độ cuồng nhiệt và tình yêu dành cho đội bóng thì cổ động viên Nam Định đang vô đối. Hiện tại, V.League không có đội bóng nào mà quan hệ giữa nhà tài trợ, CLV và Hội CĐV thân thiết, hiệu quả và nồng ấm như Nam Định.

Họ đồng hành với nhau không chỉ trong bóng đá mà xuyên suốt các hoạt động xã hội, đời sống thường nhật.

Thành tích chuyên môn đầy ấn tượng của thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm đã khiến khán giả đến sân Hàng Đẫy ngày một nhiều. Đây thực sự là tín hiệu tốt cho CLB bóng đá đang tiến tới tiệm cận mô hình chuyện nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đối với bầu Hiển, việc khán giả phủ kín sân cũng quan trọng chả kém gì chiếc cúp vô địch và CLB đang làm hết sức để điều đó trở thành hiện thực.

Đơn giản là khán giả xứ Nghệ đã không còn muốn chứng kiến các trận đấu tẻ nhạt, toàn hòa 0-0 trên sân Vinh. Các ngoại binh thì đỡ bóng văng hàng mét, Văn Đức thì chấn thương dài hạn. Giờ đây với các cầu thủ SLNA thì các sân Thống Nhất, Gò Đậu, Hàng Đẫy…mới là “sân nhà”. Khán giả đến cỗ vũ đều nhiều hơn sân Vinh, bàn thắng ghi được cũng nhiều hơn… đúng là trớ trêu!

Mùa giải năm nay Chủ tịch Hữu Thắng của CLB TP.HCM đã cho phát hành vé cả mùa, với các mệnh giá mang tính tượng trưng như khán đài A1: 1.000.000 VND, A2, A3: 850.000 VND, B: 400.00 VND, C, D: 200.000 VND. Vé mùa sẽ bao gồm tất cả các trận đấu sân nhà của CLB Bóng đá TP.HCM (V-League, Cúp Quốc gia). Khá nhiều cổ động viên TP.HCM đã tỏ ra rất hài lòng với phương án này của đội chủ sân Thống Nhất.

B.Bình Dương có thời được xem “Chelsea Việt Nam” là hình mẫu của bóng đá chuyên nghiệp. Trung bình mỗi mùa bóng họ thu về 15 tỷ đồng tiền bán quảng cáo trên sân, 3 tỷ đồng từ việc bán, cho mượn cầu thủ, 2 tỷ đồng từ tiền vé. Số tiền từ việc khai thác thương quyền của B.Bình Dương không dưới 30 tỷ đồng trong đó có việc đưa giao khai thác gần 600 biển quảng cáo dọc quốc lộ 13 và một số tuyến phố tại thị xã Thủ Dầu Một. Nhưng với con số chỉ 67.700 lượt khán giả, các chỉ số thu đều giảm đến sân cho thấy con đường tự chủ kinh phí còn rất dài và xa xăm.

Năm nay, HAGL kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 8, tốt nhất trong 5 năm sau khi trình làng lứa tài năng Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn… Phố Núi đang đá chơi nhưng khán giả Cao nguyên đến sân là thật, con số 104.000 người đã đến sân Plei-ku suốt cả mùa giải, đứng thứ 3 của V.League đã nói hộ điều đó.

Nên chăng tính đến việc chuẩn hóa dần công tác cổ động bóng đá ảnh 3

Hội cổ động viên Vietnam Golden Star xuất hiện. Ảnh AT

Nhưng hình ảnh trên khán đài sân Hàng Đẫy, cổ động viên HAGL đã căng băng-rôn: “Các bạn không thay đổi, chúng tôi đành từ bỏ” còn trên mạng xã hội cầu thủ đã than “dành cả thanh xuân để lo trụ hạng” sẽ khiến bầu Đức suy nghĩ nhiều.

VGS xuất hiện

Không có khán giả thì khó kêu gọi tài trợ, không có tài trợ thì không thể kiếm được HLV tài, cầu thủ giỏi…không có trận đấu hay thì lại không có khán giả đến xem. Cái vòng luẩn quẩn đó khiến VFF và CLB đi tìm lời giải suốt 20 năm qua khi chuyển qua bóng đá chuyên nghiệp.

Bài toán lấy bóng đá, nuôi bóng đá vẫn chưa có mô hình chuẩn, các ông bầu chỉ quen tiêu tiền hơn là tìm đường kinh doanh bóng đá. Khá nhiều ông bầu đã quá già để nghĩ được điều gì mới mẻ, có những ông bầu tồn tại từ khi con cháu đá U13 đến nay trở thành đối thủ (trong vai ông bầu đội bóng khác) mà vẫn chưa chịu hạ cánh.

Hội cổ động viên Vietnam Golden Star – (những ngôi sao vàng, viết tắt VGS) là tổ chức được thành lập tại TP.HCM ban đầu các hoạt động của VGS chỉ dừng lại cổ động cho đội tuyển quốc gia.

Hoàng Yến ( biệt danh Lá Đỏ ) trong vai trò của một quản trị viên, đứng ra kết nối từ việc làm thẻ hội , có mã số ID để phân phối vé theo các qui định của VFF đến  từng thành viên. Ảnh TN

Hoàng Yến ( biệt danh Lá Đỏ ) trong vai trò của một quản trị viên, đứng ra kết nối từ việc làm thẻ hội , có mã số ID để phân phối vé theo các qui định của VFF đến từng thành viên. Ảnh TN

Nhưng mới đây Hoàng Yến - Chủ nhiệm hội VGS (Vietnam Golden Star), nữ CĐV sinh năm 1983 đã tự tin đề xuất Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam - VFF được đăng ký mua vé bao sân trong 02 năm (10/2019 - 10/2021) với số lượng: SVĐ Mỹ Đình: Toàn bộ ghế tại cửa D1, SVĐ Thống Nhất: 300 vé/trận, NTĐ Phú Thọ và các SVĐ khác: 200 vé/trận.

Đây thực sự là hướng đi mới, để chuyên nghiệp hóa hơn 1.000 thành viên hiện có của hội. Theo đó, Hoàng Yến ( biệt danh Lá Đỏ ) trong vai trò của một quản trị viên, đứng ra kết nối từ việc làm thẻ hội , có mã số ID để phân phối vé theo các qui định của VFF đến từng thành viên.

VGS sẽ kết nối với các hội cổ động viên địa phương để phát triển thành viên, chuẩn hóa tất cả các hoạt động cổ vũ, hát các bài hát ,... để biến khán đài thành địa điểm giao lưu, kết nối cuối tuần đối với thành viên.