Mỹ ủng hộ Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập

VietTimes - Chiều ngày 5/3, tại Cảng Tiên Sa đã diễn ra Lễ tiếp đón tàu sân bay USS Carl Vinson. Trong chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam, tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ cho biết rất muốn đưa tàu ngầm đến thăm Việt Nam...
Lễ tiếp đón tàu sân bay USS Carl Vinson tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng
Lễ tiếp đón tàu sân bay USS Carl Vinson tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng
Ông Lâm Quang Minh, Giám đốc Sở Ngoại vụ là người chủ trì buổi lễ. Ông Minh cho biết chuyến thăm của Đoàn tàu Hải quân Hoa Kỳ góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện và thỏa thuận của lãnh đạo cao cấp 2 nước.

Sự kiện này cũng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hợp tác ở khu vực. Đây cũng là dịp giúp Việt Nam khẳng định năng lực bảo đảm hậu cần, kỹ thuật trong việc tiếp đón tàu hải quân nước ngoài đến thăm, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Mỹ ủng hộ Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập ảnh 1
Tại buổi lễ, Tư lệnh Hạm đội 7, Hải quân Mỹ cho biết Mỹ rất muốn đem tàu ngầm đến thăm Việt NamTại buổi lễ, Tư lệnh Hạm đội 7, Hải quân Mỹ cho biết Mỹ rất muốn đem tàu ngầm đến thăm Việt Nam

Mỹ ủng hộ Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập ảnh 3

Mỹ ủng hộ Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập ảnh 4
Mỹ ủng hộ Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập ảnh 5
Mỹ ủng hộ Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập ảnh 6
Tàu USS Carl Vinson (CVN 70) đã đến Đà Nẵng, Việt Nam trong một chuyến thăm được lên kế hoạch trước từ ngày 5|3|2018, đánh dấu lần đầu tiên một tàu sân bay Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam trong hơn 40 năm qua.
Tàu sân bay tới Việt Nam cùng với hai tàu hộ tống, gồm tàu tuần dương USS Lake Champlain (CG 57) và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer (DDG 108).
Nhóm tàu tác chiến sân bay Carl Vinson đang triển khai hoạt động thường xuyên theo kế hoạch tại khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết: “Chuyến thăm đánh đầu cột mốc quan trọng mang tính biểu tượng trong mối quan hệ song phương của chúng ta và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập.
Với nỗ lực, sự tôn trọng lẫn nhau và bằng cách tiếp tục giải quyết các vấn đề trong quá khứ cùng lúc hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn, từ cựu thù chúng ta đã trở thành đối tác chặt chẽ. “ Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, có cùng suy nghĩ.
“Trong những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước chúng ta đã đạt được nhữngtầm cao mới, và chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tới Việt Nam đã phản ánh điều đó. Tôi tự tin rằng những hoat động như thế này sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”, Đô đốc Swift phát biểu.
Năm ngoái, lãnh đạo cấp cao Hoa Kỳ và Việt Nam đã thảo luận về khả năng một tàu sân bay sẽ tới thăm Việt Nam trong nỗ lực tăng cường quan hệ quốc phòng. “Hôm nay là một ngày lịch sử và chúng tôi rất vinh dự khi nhận được sự đón tiếp nồng hậu tại đây. Chúng tôi cũng muốn cảm ơn Việt Nam vì sự hỗ trợ hậu cần tuyệt vời giúp chuyến thăm này trở thành hiện thực. Hoa Kỳ và Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết”, Chuẩn Đô đốc John Fuller, tư lệnh nhóm tàu sân bay tác chiến, phát biểu.

Trong chuyến thăm, các thủy thủ sẽ tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa và chuyên môn trong các dự án phục vụ công đồng, thi đấu thể thao và các buổi đón tiếp. Bệnh cạnh đó, nhạc công Hải quân thuộc Ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ sẽ có các buổi biểu diễn miễn phí phục vụ công chúng. Carl Vinson là tàu sân bay thứ ba thuộc lớp Nimitz của Hoa Kỳ với thủy thủ đoàn gồm 5.000 người tham gia hỗ trợ và thực hiện hoạt động trên biển.
Nhóm tác chiến tàu sân bay bao gồm tổng cộng 6.000 người, một tàu sân bay, một đường băng, một tàu tuần dương và hai tàu khu trục. Việc điều động tàu Carl Vinson lần này đánh dấu lần thứ hai chiếc tàu hoạt động tại khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương dưới sự chỉ huy và quản lý của Hạm đội 3 Hoa Kỳ. Sự quản lý tàu và máy bay của Hạm đội 3 Hoa Kỳ trên khắp khu vực Tây Thái Bình Dương, cho phép Hạm đội 3 Và Hạm đội 7 Hoa Kỳ cùng hoạt động trong nhiều sứ mệnh hàng hải tại khu vưc.
USS Carl Vinson (CVN 70) là tàu sân bay lớp Nimitz thứ 3 của Hoa Kỳ. Nhiệm vụ chính của tàu là triển khai và duy trì các hoạt động tác chiến trên không. Tàu Vinson hoạt đọng với sự hỗ trợ của Không đoàn tàu sân bay 2, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain (CG 57) và 2 tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer (DDG 108) và USS Michael Murphy (DDG 112).
Tàu Vinson bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ trên khắp thế giới cũng như các tàu thương mại và tàu thân thiện với quân đội, bảo vệ các tuyến đường hàng không và đường biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa và thế hiện sự quyết tâm của Hoa Kỳ thông qua sự hiện diện của tàu ở bất kỳ thơi điểm nào và bất kỳ nơi nào.
Các hoạt động gần đây:
Từng được triển khai ở Tây Thái Bình Dương năm 2017 Nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson rời San Diego vào ngày 5/1/2018 để thực hiện kế hoạch triển khai định kỳ đến Tây Thái Bình Dương.
Tàu Carl Vinson hoạt động ngoài khơi bờ biển Nam California để triển khai hoạt động của không đoàn trên boong trước khi chuyển sang bờ tây. Công tác huấn luyện và hoạt động định kỳ được tiến hành ngoài khơi bờ biển Hawaii. Ở đó một số khách mời và báo chỉ địa phương đã được lên tàu trước khi tàu tiếp tục đi về bờ tây.
Nhóm tàu sân bay tác chiến tiếp tục hoạt động trên biển để thực hiện các hoạt động bay mỗi ngày và công tác huấn luyện định kỳ khác nhằm bảo đảm tính sẵn sàng của nhóm tàu sân bay tác chiến. Đã có nhiều khách mới lên tham quan tàu Carl Vinson trước khi nhóm tàu sân bay tác chiến ghé thăm cảng đầu tiên ở Guam từ ngày 30/1 đến 3/2.
Tiến hành huấn luyện và hoạt động định kỳ ở Biển Đông trước khi đến thăm Manila, Philippines từ ngày 16 20/2. Hiện nay nhóm tàu sân bay tác chiến đang hoạt động ở Biển Đông để khẳng định sự hiện diện trong khu vực An Độ Dương Thái Bình Dương.

Những thông tin chính:
  • Công ty đóng tàu: Newport News Shipbuilding and Drydock Co.
  • Tổng chi phí: 3, 8 tỷ USD, Khởi công đóng tàu: 11/10/1975
  • Hạ thủy: 15/03/1980
  • Đưa vào biên chế 13/03/1982
  • Chiều dài: 332, 8 mét (1.092 feet)
  • Chiều rộng: 76, 8 mét (252 feet)
  • Chiều cao từ ky tàu đến cột buồm: 74, 4m (tương đương tòa nhà 24 tầng)
  • Trọng tải tàu: 95 000 tấn Số lượng thủy thủ đoàn: 3.000 thủy thủ, 2. 000 nhân viên phụ trách không đoàn Không gian (số phòng): Trên 3.000 Diện tích boong máy bay: 1,82 héo-ta
  • Quy mô không đoàn: 70+ máy bay
  • Lực đẩy: Hạt nhân (2 lò phản ứng)
  • Chân vịt: 4 (mỗi chiếc rộng 7,62m)
  • Bánh lái: 2 (8,8m x 6,7m)
  • Tốc đọ: 30+ hải lý/giờ
  • Mỏ neo: 2 (mỗi chiếc nặng 27. 215 kg)
  • Xích neo tàu: Mỗi chiếc dài 330m và nặng 367,5 tấn (mỗi mắt xích nặng 165,5 kg)
  • Thang máy nâng máy bay: 4 (360,5 m2)
  • Các loại vũ khí được trang bị: Rất nhiều bệ phóng tên lửa NATO Sea Sparrow, hẹ thống tên lửa dẫn đường Rolling Airframe Missile (RAM) và hệ thống tên lửa chống tàu Phalanx CIWS.