Mỹ thông báo sẽ công bố lệnh trừng phạt mới đối với Nga và Tổng thống Putin

VietTimes -- Ngày 08/08/2018, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước Mỹ sẽ ban hành lệnh trừng phạt Nga mới vào ngày 22/08. Cơ sở của lệnh trừng phạt mới, là việc cáo buộc Nga đã sử dụng chất độc thần kinh để đầu độc cha con cựu điệp viên Nga Skripal ở Anh. 
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước Mỹ sẽ ban hành lệnh trừng phạt Nga mới vào ngày 22/08.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước Mỹ sẽ ban hành lệnh trừng phạt Nga mới vào ngày 22/08.

Nội dung của các biện pháp trừng phạt vẫn chưa được công bố. Nhưng theo dự đoán của truyền thông Mỹ, những biện pháp này liên quan đến việc cấm bán công nghệ quốc phòng cho Nga.

Hiện thời về phía Nga, mới chỉ có phản ứng chính thức của Sứ quán Nga tại Mỹ. Tuyên bố của Sứ quán Nga tại Mỹ khẳng định, là những biện pháp trừng phạt chống Nga mới của Mỹ rất “khắc nghiệt”. Còn lý do để áp lệnh trừng phạt, mà phía Mỹ đưa ra là hoàn toàn suy diễn.

Đại diện Sứ quán Nga cũng lưu ý rằng, khi công bố những biện pháp trừng phạt được áp đặt, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã không cung cấp cho phía Nga bất kỳ bằng chứng hay giải thích nào, vì lý do bảo mật.

Để hiểu rõ thêm những gì sẽ diễn ra trong quan hệ Nga-Mỹ sắp tới. Xin nhắc lại hai sự kiện rất quan trọng diễn ra trong thời gian gần đây. Thứ nhất, đó là tuyên bố của Trung tướng Paul Nakasone người đứng đầu Cơ quan An ninh và Bộ Tư lệnh an ninh mạng quân đội Mỹ.

Ngày 20/07/2018, tại Diễn đàn an ninh Aspen (bang Colorado), Paul Nakasone cho biết, Bộ Tư lệnh an ninh mạng quân đội Mỹ đã thành lập một nhóm làm việc đặc biệt. Chuyên trách phòng chống các cuộc tấn công mạng từ phía Nga. Ông cũng cho biết là người Nga có những khả năng rất lớn trong không gian mạng, tạo những đe dọa tiềm ẩn và “nhất thiết phải chống lại”.

Tổng thống Nga Putin một lần nữa tuyên bố rằng Nga đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ Mỹ, kể cả vào những cuộc bầu cử.
Tổng thống Nga Putin một lần nữa tuyên bố rằng Nga đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ Mỹ, kể cả vào những cuộc bầu cử.

Tuyên bố của Paul Nakasone dựa trên những bằng chứng trực tiếp của phía Mỹ, về các cuộc tấn công mạng từ Nga. Trong hơn một năm, dưới sự lãnh đạo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, nghi vấn về sự can thiệp của Nga vào quá trình bầu cử ở Mỹ năm 2016, đã được điều tra. Trong số những người bi cáo buộc tham gia tấn công mạng, có cả công dân Nga và Mỹ. Ngày 13/07/2018, danh sách những người bị cáo buộc đã chính thức được công bố. Trong danh sách này, có 12 người là nhân viên chính thức trong biên chế của Cục Tình báo Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Liên Bang Nga.

Thứ hai, đó là việc ngày 03/08/2018, trong số bốn dự luật chống Nga, được đệ trình lên Thượng Viện Mỹ, có một dự luật đặc biệt, được coi là có nhiều khả năng trở thành hiện thực từng phần hơn cả. Đó là dự luật với tên gọi "Về việc bảo vệ an ninh Mỹ khỏi sự tấn công của điện Kremlin cho năm 2018" (DESKAA). Trong nhóm các Thượng nghị sỹ đệ trình dự án này, có ba người thuộc đảng Dân chủ là Robert Menendez, Benjamin Cardin, Jean Shaheen và ba người thuộc đảng Cộng hòa là Lindsey Graham, Cory Gardner và John McCain.

Một trong những tác giả, Thượng nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa Lindsey Graham, đã giải thích sáng kiến bằng cách nói rằng "biện pháp trừng phạt hiện tại không đủ để ngăn cản Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2018 sắp tới” (ngày 06/11/2018, cử tri nước Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu lại 435 ghế dân biểu liên bang và 33 ghế thượng nghị sĩ cấp liên bang).

Dưới đây là một số điều khoản của dự luật này:

1) Áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các giao dịch liên quan đến trái phiếu nhà nước Nga mới sẽ phát hành. Cấm đầu tư vào các dự án năng lượng, do nước Nga tài trợ. Cấm các công dân Mỹ tham gia vào một số dự án dầu khí của Nga.

2) Đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành việc đánh giá sự tương xứng của nước Nga với định nghĩa một quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.

3) Đánh giá tình trạng và tài sản cá nhân của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

4) Áp đặt trừng phạt chống lại "các chính trị gia, những nhà tài phiệt, họ hàng người thân và những người khác. Những người trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào các hành vi bất hợp pháp và tham nhũng vì lợi ích của Vladimir Putin".

5) Áp đặt trừng phạt chống lại "bất kỳ người nào ở Nga", có khả năng hỗ trợ những hoạt động độc hại trong lĩnh vực công nghệ máy tính.

6) Tăng cường trừng phạt đối với cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Mỹ, bao gồm lưới điện quốc gia và các đối tượng của hệ thống bầu cử.

7) Thành lập một trung tâm quốc gia, chuyên chống lại các mối đe dọa tổng hợp. Nhằm đối phó với "thông tin giả mạo và các mối đe dọa khác từ Liên bang Nga".

8) Cung ứng trang thiết bị quân sự dư thừa của Mỹ cho các nước thành viên NATO, để giảm sự phụ thuộc vào vũ khí từ Nga. Cũng việc cấm Mỹ rút khỏi NATO, khi không có sự tán thành của hai phần ba các thượng nghị sĩ.

"Mục tiêu của chúng tôi là thay đổi hiện trạng và áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga cho đến khi Putin ngừng can thiệp vào quá trình bầu cử ở Mỹ; cũng như ngừng các cuộc tấn công mạng vào những cơ sở hạ tầng của Mỹ, rút khỏi Ukraina và ngừng gây hỗn loạn ở Syria"- Ông Lindsey Graham tuyên bố.

Theo ông, các biện pháp trừng phạt được đề xuất sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn đối với Nga, so với các biện pháp trước đây. Để có hiệu lực, dự luật phải được Thượng viện và Hạ viện của Quốc hội phê chuẩn và được Tổng thống Mỹ ký.

Khi gặp ông Putin ông Trump từng tuyên bố, rằng ông tin tưởng cả Putin lẫn các cơ quan an ninh Mỹ cáo buộc Nga can thiệp. Sau đó, khi trở về Mỹ, ông Trump sửa lại rằng ông chấp nhận những kết luận của các cơ quan an ninh Mỹ.
Khi gặp ông Putin ông Trump từng tuyên bố, rằng ông tin tưởng cả Putin lẫn các cơ quan an ninh Mỹ cáo buộc Nga can thiệp. Sau đó, khi trở về Mỹ, ông Trump sửa lại rằng ông chấp nhận những kết luận của các cơ quan an ninh Mỹ. 

Đồng thời, ngày 02/08/2018 tại một cuộc họp báo ở Washington, các nhà lãnh đạo các cơ quan an ninh Mỹ cũng tuyên bố về việc Nga tiếp tục can thiệp vào cuộc bầu cử tại Mỹ. Giám đốc FBI Christopher Ray nói rằng Nga "đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử lần trước và tiếp tục làm như vậy ngày hôm nay", bao gồm cả thông qua việc tác động đến dư luận xã hội.

Còn Giám đốc Tình báo Quốc gia (DENI) Dan Coates thì tuyên bố, là các cơ quan an ninh vẫn tiếp tục quan sát những động thái của Nga nhằm "làm suy yếu và chia rẽ nước Mỹ". Ông Coates nói: "Người Nga đang cố gắng ảnh hưởng đến những cuộc bầu cử ở Mỹ theo nhiều cách khác nhau. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, những lực lượng do họ thuê".

Vào giữa tháng 07/2018, tại một cuộc họp báo chung ở Helsinki với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng thống Nga Putin một lần nữa tuyên bố rằng Nga đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ Mỹ, kể cả vào những cuộc bầu cử. Lúc đó, Tổng thống Mỹ tuyên bố, rằng ông tin tưởng cả Putin lẫn các cơ quan an ninh Mỹ cáo buộc Nga can thiệp. Sau đó, khi trở về Mỹ, ông Trump sửa lại rằng ông chấp nhận những kết luận của các cơ quan an ninh Mỹ.

“Theo đánh giá sơ bộ của giới chính trị, giới quan sát chính trị kinh tế và giới kinh doanh Nga. Rõ ràng, những biện pháp trừng phạt dự kiến từ phía Mỹ, do nhóm 6 Thượng nghĩ sỹ Dân chủ và Cộng hòa vai vế đề xuất. Một mặt, là để chống lại “cách hành xử không hợp pháp nói chung” của Nga. Mặt khác, là để thể hiện sự bất bình của giới tinh hoa chính trị Mỹ, đối với cá nhân Donald Trump. Người mà theo họ, đã tỏ ra quá “lép vế” trước Putin và bị ông này dắt mũi.

Vì vậy, chắc chắn phía Mỹ sẽ áp những lện trừng phạt mới. Nhưng sẽ nhẹ nhàng hơn khá nhiều, so với dự luật đặc biệt nói trên. Tuy nhiên, dù lệnh trừng phạt thực tế sẽ có thể khá nhẹ nhàng, nhưng hậu quả sẽ nặng nề đối với kinh tế Nga, nếu chúng ta nhớ lại sự kiện06/04/2018. Khi đó, Bộ Tài chính Mỹ đã chính thức công bố danh sách 24 thể nhân và 14 pháp nhân là сác Công ty và Tập đoàn Nga, thuộc diện bị Chính phủ Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt. Trong vòng 4 ngày, thị trường chứng khoán Moskva đã “bốc hơi” hơn 16 tỷ USD.

Còn nếu phía Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt đầy đủ, đúng với nội dung dự luật nói trên. Hậu quả đối với kinh tế Nga sẽ là “thảm khốc”. Nhưng hậu quả cho cả thế giới cũng sẽ rất khó lường”.

Nguồn: https://meduza.io/feature/2018/08/03/amerikanskie-senatory-vnesli-zakonoproekt-o-zaschite-ot-agressii-kremlya-oni-hotyat-otsenit-sostoyanie-putina-i-proverit-sponsiruet-li-rossiya-terrorizm