Mỹ sẽ giảm mạnh giá máy bay chiến đấu F-35, Hàn Quốc và Nhật Bản đã bị “hớ”?

VietTimes -- Công ty Lockheed Martin hứa sẽ giảm giá máy bay F-35 để tránh bị Chính phủ Mỹ cắt giảm số lượng mua sắm, sẽ giảm từ khoảng 100 triệu USD/chiếc hiện nay xuống còn khoảng 85 triệu USD/chiếc vào năm 2019.
Máy bay chiến đấu F-35.
Máy bay chiến đấu F-35.

Trang tin Sina Trung Quốc ngày 26 tháng 1 cho hay do Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump không hài lòng và gây sức ép, ông trùm sản xuất vũ khí Mỹ - Công ty Lockheed Martin đã ra tuyên bố quyết định "bán phá giá" máy bay chiến đấu tàng hình F-35, có kế hoạch đến năm 2019 giảm đơn giá F-35A xuống 85 triệu USD.

Nhưng việc giảm giá này sẽ không gây thiệt hại cho lợi nhuận của công ty. Được biết, ngày 13 tháng 12, ông Donald Trump đã phê phán giá thành của máy bay chiến đấu F-35 của Công ty Lockheed Martin là mất kiểm soát, ông muốn giảm kinh phí mua sắm vài tỷ USD sau khi lên cầm quyền.

Ngay sau khi bị ông Donald Trump phê phán, giá cổ phiếu của Công ty Lockheed Martin đã bị tụt 5%, giá cổ phiếu của các nhà thầu liên quan khác cũng tương tự.

Giám đốc điều hành của Công ty Lockheed Martin là Marilyn Hewson lập tức hai lần đến gặp Tân Tổng thống Mỹ, đồng thời cho biết mục đích của Tân Tổng thống Mỹ không phải là làm giảm lợi nhuận của Công ty Lockheed Martin.

Công ty hiểu mối quan tâm của ông Donald Trump đối với gánh nặng ngân sách của Quân đội Mỹ. Trong tương lai, công ty sẽ tìm cách làm giảm giá thành máy bay chiến đấu.

Chính phủ Mỹ luôn là khách hàng lớn của hãng Lockheed Martin. Gần 80% thu nhập kinh doanh năm 2016 của công ty này đều đến từ đơn đặt hàng vũ khí của Chính phủ Mỹ. Trong khi đó, máy bay chiến đấu mới nhất F-35 Lightning II lại là "gà đẻ trứng vàng" của công ty này.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: Sina
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: Sina
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: Sina
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: Sina

Trên 20% thu nhập năm 2015 của Công ty Lockheed Martin đều dựa vào tiêu thụ máy bay chiến đấu F-35. Trong hợp đồng mua sắm mới nhất tháng 12 năm 2016 của Bộ Quốc phòng Mỹ, giá bình quân mỗi chiếc F-35 trên 102 triệu USD.

Thông tin từ Công ty Lockheed Martin cho thấy từ khi nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu F-35 đến nay, đơn giá đã giảm trên 60%, hơn nữa còn đang tiếp tục giảm giá, từ khoảng 100 triệu USD/chiếc hiện nay sẽ giảm xuống còn khoảng 85 triệu USD vào năm 2019.

Giá này tương đương với máy bay chiến đấu Su-35 Trung Quốc mua của Nga. Ngay từ năm 2008, Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm đến loại máy bay chiến đấu Su-35 tiên tiến nhất của Nga, năm 2011 đã khởi động đàm phán.

Năm 2012, Trung Quốc và Nga đạt được thỏa thuận sơ bộ, tháng 11 năm 2015 đã ký kết hợp đồng mua sắm cuối cùng. Từ cuối năm 2016 đến năm 2018, nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur sẽ bàn giao 24 máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc trong thời gian 2 năm. Đơn giá tương đương là 83 triệu USD.

Không quân Mỹ cho rằng máy bay chiến đấu F-35 có ưu thế so với các máy bay khác, sẽ trở thành máy bay chiến đấu chiếm vị thế chủ đạo trong nửa đầu thế kỷ 21. F-35 cặp đôi với máy bay chiến đấu F-22 giống như F-15 cặp đôi với F-16.

Nhà máy Marietta là nhà máy sản xuất máy bay có lịch sử lâu đời nhất, quy mô lớn nhất của Tập đoàn công nghiệp hàng không Mỹ, có khả năng sản xuất 100 máy bay chiến đấu F-35/năm.

Trong nhà máy này, có một dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-35 dài tới 1,6 km, bên trong đang để rất nhiều máy bay chiến đấu dòng F-35 đang lắp ráp.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: Sina
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: Sina

Tháng 11 năm 2016, Công ty Lockheed Martin mở cửa dây chuyền sản xuất F-35 của nhà máy Marietta cho báo chí, khi đó đã nhìn thấy thân chiếc máy bay chiến đấu F-35 thứ 100 đang ở trạng thái hoàn thành, đang lắp hệ thống điện tử hàng không. Công suất này gây ngạc nhiên rất lớn cho dư luận.

Đến tháng 12 năm 2016, chiếc máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 thứ 100 đã rời khỏi dây chuyền sản xuất, bàn giao cho Quân đội Mỹ, đồng thời còn có khoảng 105 máy bay chiến đấu F-35 khác đang ở các giai đoạn lắp ráp khác nhau.

Những con số đơn giản này báo hiệu chương trình máy bay chiến đấu F-35 đã hoàn thiện, những tiếng nói phê phán thường là không hiểu tình hình giá cả mua sắm và giá thành của chương trình máy bay chiến đấu F-35.

Giá cao là do giai đoạn sản xuất ban đầu có tốc độ thấp (LRIP). Trong giai đoạn này, chi phí nghiên cứu phát triển khổng lồ phải gán cho máy bay với số lượng tương đối ít, từ đó đã dẫn đến hiểu nhầm của dư luận về giá máy bay.

Hiện nay sản xuất máy bay chiến đấu F-35 đã tăng tốc, hiệu ích quy mô đang được phát huy. Một điều cũng quan trọng là, cùng với kinh nghiệm tăng lên, hiệu suất của nhà cung ứng cũng đang từng bước cải thiện.

Israel là quốc gia đầu tiên ngoài Mỹ nhận được máy bay chiến đấu F-35. Israel mua 33 máy bay chiến đấu F-35 với giá 110 triệu USD/chiếc. Đầu năm 2016, Công ty Lockheed Martin bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu cung ứng cho Israel.

Ngày 12 tháng 12 năm 2016, lô 2 chiếc máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên bàn giao cho Không quân Israel. Sau khi tiếp nhận máy bay, Quân đội Israel lập tức sử dụng máy bay F-35 tiến hành không kích Syria. Hệ thống phòng không của Quân đội Nga triển khai ở Syria không hề phản ứng, cho thấy sức chiến đấu mạnh mẽ của máy bay chiến đấu F-35.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: Sohu
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: Sohu

Đơn giá 110 triệu USD của máy bay chiến đấu F-35 Israel mua là có điều kiện. Có rất nhiều doanh nghiệp chế tạo hàng không Israel đã tham gia chương trình F-35 như Công ty TNHH công nghiệp hàng không Israel sản xuất cánh máy bay của F-35A, Công ty Elbit Systems nghiên cứu chế tạo hệ thống hiển thị mũ phi công thế hệ thứ ba cho F-35, Công ty Elbit System - Cyclone sản xuất bộ phận vật liệu composite của đoạn giữa thân máy bay F-35.

Công ty Lockheed Martin cho rằng chỉ về số lượng bán, F-35 đã trở thành máy bay chiến đấu bán chạy nhất trong 20 năm đầu thế kỷ 21. Mặc dù thời gian ký kết hợp đồng tiêu thụ máy bay chiến đấu F-35 phải muộn hơn nhiều so với máy bay chiến đấu Su-35 Nga, nhưng lượng bàn giao 100 máy bay chiến đấu F-35 đã vượt Su-35, hơn nữa có triển vọng vượt lượng tiêu thụ máy bay chiến đấu Rafale Pháp trong năm 2017 (cho dù Ấn Độ đã đặt mua máy bay Rafale).

Đối tượng vượt tiếp theo là máy bay chiến đấu JAS 39 Gripen Thụy Điển. Máy bay chiến đấu Gripen hiện đã sản xuất được gần 250 chiếc. Muốn vượt lượng tiêu thụ máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu và máy bay chiến đấu dòng Su-30 Nga thì cần phải có thời gian khá dài (lượng tiêu thụ của hai loại máy bay này đã vượt 400 chiếc), nhưng sẽ hoàn thành trước năm 2020.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc cũng đang bị vượt qua, cho dù Trung Quốc hiện đã sản xuất 140 chiếc máy bay loại này, hơn nữa số lượng đặt mua cũng nhiều hơn.

Công ty Lockheed Martin đã bỏ qua máy bay chiến đấu J-31 của Trung Quốc. Đây là một loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ tư, được Trung Quốc phát triển dùng cho xuất khẩu. Điều này cho thấy Trung Quốc có tham vọng "cạnh tranh" với Mỹ trong xuất khẩu máy bay chiến đấu tiên tiến trên thị trường quốc tế.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: cankao
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Ảnh: cankao

Đơn giá máy bay chiến đấu là một "trò chơi con số". Chi phí cho một chiếc máy bay chiến đấu có thể bao gồm rất nhiều hạng mục, chẳng hạn chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí xây dựng hạ tầng, thậm chí bao gồm chi phí cho xây nhà chứa máy bay, đường băng mới, chi phí cho việc sử dụng, chi phí nhiên liệu, vũ khí, con người, nâng cấp...

Những khoản tiền này đều có thể được tính trong các hạng mục của máy bay chiến đấu, cũng có thể chi trả độc lập.

Công ty Lockheed Martin cho biết, đơn giá của máy bay chiến đấu F-35 trong 2 năm sau giảm xuống 85 triệu USD rõ ràng là đang “nói lại” với Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bởi vì, ngay từ năm 2015, công ty này đã nhiều lần tuyên bố đến năm 2018 hoặc 2019 sẽ giảm đơn giá của máy bay chiến đấu F-35 xuống 85.000 USD. Lần này chỉ là tiếp tục chơi trò chơi con số mà thôi.

Ở đây, nước chịu thiệt duy nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc. Để bảo vệ đồng minh Mỹ - Nhật và đồng minh Mỹ - Hàn, năm 2013 Hàn Quốc tuyên bố mua 40 máy bay chiến đấu F-35 tổng trị giá 7.400 tỷ won (khoảng 6,9 tỷ USD), đơn giá lên tới 180 triệu USD.

Năm 2011, Nhật Bản quyết định mua 42 máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ, phương án này còn bao gồm xây dựng nhà máy lắp ráp ở Nhật Bản, đối tác là Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi, đồng thời cung cấp đào tạo kỹ thuật bảo trì, duy tu máy bay chiến đấu.

Trong hợp đồng của Nhật Bản, lô 4 máy bay chiến đấu F-35A đầu tiên được lắp ráp ở nhà máy Mỹ của Công ty Lockheed Martin, 38 chiếc còn lại được lắp ráp hoàn chỉnh ở Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi. Hiện nay chiếc F-35A phiên bản Nhật Bản đầu tiên đã hoàn thành.

“Giá trần" máy bay F-35 của Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt là 180 và 108 triệu USD. "Giá trần" tức là chỉ có thân máy bay, thiết bị điện tử hàng không và động cơ, không phản ánh được chi tiêu mua sắm thực tế của máy bay này.

Nhật Bản mua 42 máy bay F-35 với tổng trị giá phải trên 20 tỷ USD, đơn giá tổng thể khoảng 500 triệu USD.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu