Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến với Nga?

Andrei Ivanov, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Học viện ngoại giao Nga cho rằng , trong vấn đề Syria Mỹ còn xa mới đạt tới giải pháp đúng đắn. Có lẽ lời tuyên bố của Tổng thống Nga về đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa Kalibr để giúp Mỹ tìm cách giải quyết thỏa đáng hơn.
Đội hình chiến đấu cơ của NATO
Đội hình chiến đấu cơ của NATO

Các máy bay liên quân chống khủng bố do Mỹ dẫn dầu mới đây đã không kích “nhầm” các vị trí của quân đội chính phủ Syria. Trong khi đó, các chính trị gia và các nhà ngoại giao Mỹ đang đẩy mạnh nỗ lực để thuyết phục Liên minh châu Âu áp dụng những biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga.

Theo ông Ivanov, Nga thường chỉ trích các vị tổng thống Hoa Kỳ vì họ nói một đằng làm một nẻo. Tuy nhiên, đôi khi, lời nói của Mỹ đi đôi với việc làm. Cách đây không lâu, Tổng thống Obama đã tuyên bố, ông cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại là IS và Nga, và bây giờ ông đang chiến đấu chống lại IS và chống lại Nga và các đồng minh của Moscow. 

Ngay sau khi bắt đầu chiến dịch không quân chống IS ở Syria, Mỹ đã hai lần không kích vào…. các vị trí của quân đội Syria ở tỉnh Deir ez-Zor. Vừa qua, vụ không kích của các máy bay liên quân đã khiến cho 3 binh sĩ Syria thiệt mạng và 16 người khác bị thương. Ngày 11/12,  có 3 người chết và  khoảng 30 người bị thương.

Khó có thể tin rằng, đó là các vụ không  kích "nhầm". Đặc biệt là ngay sau sự cố đầu tiên, Lầu Năm Góc đã tuyên bố rằng, tại địa điểm đó vào thời điểm đó liên minh đã không thực hiện bất cứ không kích. Có vẻ là núp dưới cái cớ hành động của liên quân chống Daesh (tên gọi trong tiếng Arab của IS), Mỹ muốn gây thiệt hại tối đa cho các lực lượng vũ trang của Bashar Assad.

Mỹ tấn công cả vào Nga. Tất nhiên, bây giờ họ chỉ áp dụng các biện pháp phi quân sự. Các chính trị gia và các nhà ngoại giao Mỹ thực hiện nhiều chuyến công du đến các nước châu Âu, thúc giục các nhà lãnh đạo mở rộng và thậm chí gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga mà không có bất kỳ cuộc thảo luận sơ bộ dưới cái cớ khá lạ lùng: dường như Moscow  không muốn gây áp lực lên các "nhà lãnh đạo" ly khai thân Nga ở phía Nam-Đông Ukraine để ngăn chặn bạo lực trong khu vực.

Trong khi đó, chính Ukraine chịu trách nhiệm về tình hình ngày càng tồi tệ ở khu vực  Donbass.  Kiev gia tăng cường độ bắn phá không chỉ vị trí của lực lượng dân quân Donbass mà còn các khu định cư, giết hại dân thường. Hơn nữa, Kiev đang rầm rộ kéo vũ khí hạng nặng đến ranh giới vùng Donbass và đến biên giới với Crimea. Không loại trừ khả năng, họ đang chuẩn bị một hành động khiêu khích nghiêm trọng. Liệu Mỹ có ý định ngăn chặn hành động nguy hiểm của Kiev?

Vào tháng 8/2008, Hoa Kỳ không thuyết phục được Mikhail Saakashvili, người do Mỹ đỡ đầu ở Gruzia, đã gây ra vụ khiêu khích đẫm máu ở Nam Ossetia. Kết quả là quân đội Gruzia đã bị thất bại hoàn toàn. Liệu Mỹ cần đến những vấn đề như vậy với Ukraine? Đặc biệt sau khi tại một cuộc họp báo Tư lệnh tối cao của Liên bang Nga Vladimir Putin cho biết tên lửa hành trình"Kalibr" có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân. Washington không thể bỏ lỡ lời tuyên bố này.

Rõ ràng là Hoa Kỳ bắt đầu thấy mệt mỏi vì cảnh hỗn loạn cực độ do những nhân vật mà họ đỡ đầu ở Kiev gây ra. Không ngẫu nhiên mà trong chuyến thăm gần đây tới Kiev, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rằng, nên liên bang hóa Ukraine vì đó một phương pháp giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này. Xin lưu ý rằng, liên bang hóa chính là một giải pháp mà Donbass đề xuất. Và bây giờ cả  Washington cũng nói về phương pháp liên bang hóa Ukraine.

Winston Churchill đã từng nói, người Mỹ luôn tìm thấy những giải pháp đúng đắn. Nhưng, chỉ sau khi thử nghiệm tất cả những giải pháp sai lầm và sau khi gây ra cảnh đổ máu. Đáng tiếc, trong vấn đề Syria, người Mỹ còn xa mới đạt tới giải pháp đúng đắn. Có lẽ lời tuyên bố của Tổng thống Nga về đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa Kalibr để giúp Mỹ tìm cách giải quyết thỏa đáng hơn, chuyên gia Ivanov kết luận.

Theo QPAN