Mỹ, Nhật thử thành công tên lửa SM-3 phóng từ mặt đất đối phó Bắc Triều Tiên, Trung Quốc

VietTimes -- Cơ quan Phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ và các trắc thủ Hải quân Hoa Kỳ tại căn cứ tên lửa tầm xa Thái Bình Dương ở Kauai, Hawaii, đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3.
Phóng tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA trên đất liền (Aegis Ashore). Ảnh minh họa Military Leak
Phóng tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA trên đất liền (Aegis Ashore). Ảnh minh họa Military Leak

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA sử dụng hệ thống Radar AN / TPY-2 điều khiển tầm xa dẫn đường để tiêu diệt mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung trong cuộc thử nghiệm đầu tiên phóng từ đất liền. Tên lửa đánh chặn được phóng lên từ một địa điểm triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa trên bờ biển Aegis Ashore ở Hawaii.

Đây là lần đánh chặn thành công đầu tiên của SM-3 Block IIA, một biến thể thế hệ tiếp theo của SM3 phóng từ đất liền, đây cũng là cuộc thử nghiệm điều khiển hỏa lực từ xa, hệ thống dẫn đường tên lửa sử dụng cơ sở dữ liệu từ radar AN / TPY-2 riêng biệt thay vì một radar mảng pha gắn liền với hệ thống Aegis Ashore. SM-3 phá hủy các mục tiêu bằng vụ nổ phá mảnh.

Tên lửa SM-3 Block IIA là sản phẩm được phát triển bởi liên doanh tập đoàn Raytheon và Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi Nhật Bản, đây là tên lửa đánh chặn các tên lửa đạn đạo duy nhất có thể phóng cùng từ các giếng phóng trên biển và các tổ phóng trên đất liền, tên lửa cũng đã đánh chặn thành công các đầu đạn thử nghiệm hơn 30 lần trong không gian.

Radar AN / TPY-2 của Raytheon thực hiện nhiệm vụ cảm biến mục tiêu (sensor) từ xa trong thử nghiệm FTI-3, phát hiện, theo dõi mục tiêu tên lửa và truyền dữ liệu tọa độ mục tiêu đến trạm chỉ huy phóng. SM-3 IIA được trang bị động cơ tên lửa phản lực lớn hơn, đầu đạn nổ phá mảnh có uy lớn hơn. Đây chính là các lá chắn tên lửa tầm gần và trung, đang có trong biên chế của quân đội Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

Trong cuộc thử nghiệm vào tháng 10.2018, tên lửa phòng không đánh chặn đã phá hủy thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung trên biển. Tên lửa mục tiêu phóng từ Căn cứ Tên lửa tầm xa của Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương tại Hawaii.

SM-3 Block IIA là biến thể phát triển của loạt tên lửa đất đối không tiêu chuẩn SM-3. Tên lửa được trang bị trong hệ thống phòng thủ Aegis đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa. SM-3 thế hệ tiếp theo sẽ được trang bị cho các chiến hạm nổi của Mỹ và Nhật Bản trên vùng nước phía Tây Thái Bình Dương nhằm phòng thủ tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

Đồng thời tên lửa sẽ được chuyển đến cho căn cứ phòng thủ tên lửa trên đất liền Aegis Ashore ở Ba Lan, sau khi đã hoàn thiện và được chấp nhận đưa vào biên chế trang bị. Căn cứ đánh chặn tên lửa đạn đạo ở Ba Lan, một căn cứ Aegis Ashore khác đang hoạt động ở Romania, sẽ sử dụng các tên lửa SM-3 Block IIA phòng thủ cho châu Âu, đại diện Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cho biết.

Các phiên bản phát triển của SM-3, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo bao gồm SM-3 Block 1A, SM-3 Block 1B và SM-6 được trang bị trên các tàu tên lửa đánh chặn hệ thống Aegis là những chiến hạm thuộc lớp Arleigh Burke và Ticonderoga. Ngoài ra các tên lửa này cũng được trang bị cho các hệ thống phóng mặt đất, sử dụng cơ sở dữ liệu từ radar thuộc biên chế của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ và mạng cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo.

Mỹ, Nhật thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA. Ảnh Military Leak
 Mỹ, Nhật thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA. Ảnh Military Leak
Toàn cảnh thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA ở Hawaii. Video Raytheon