Mỹ muốn đánh thắng 3 cuộc chiến cùng lúc: Lầu Năm Góc “vòi tiền“

VietTimes -- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn đồng thời đánh thắng 3 cuộc chiến tranh trong giai đoạn hiện nay, điều này đòi hỏi phải "chi tiền" kịp thời và có hiệu quả, dựa vào quan hệ đồng minh và đối tác rộng lớn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu trước Hiệp hội lục quân Mỹ. Ảnh: Wall Street Journal.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu trước Hiệp hội lục quân Mỹ. Ảnh: Wall Street Journal.

Tờ The National Interest Mỹ gần đây đăng bài viết “Quân đội Mỹ muốn làm tốt chuẩn bị cho 3 cuộc chiến tranh khác nhau”, cho rằng cùng với sự trỗi dậy và tạo ra thách thức cho Mỹ của “các thế lực thù địch”, Lầu Năm Góc hiện đối mặt với vấn đề làm thế nào để đánh bại mọi thách thức – từ mối đe dọa hạt nhân, chiến tranh thông trường cấp độ cao và chiến tranh chống nổi dậy cấp độ thấp. Quân đội Mỹ cần có khả năng đồng thời ứng phó với cả 3 loại chiến tranh khác nhau.

Ngày 9/10, tại Triển lãm quốc phòng do Hiệp hội lục quân Mỹ tổ chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết: “Đây là trình bày vấn đề của chúng tôi. Làm thế nào bảo vệ một lực lượng răn đe hạt nhân an toàn và tin cậy, làm thế nào duy trì một lực lượng thông thường mang tính quyết định cũng có thể tiến hành cuộc chiến tranh phi đối xứng”. Bộ Quốc phòng Mỹ đang áp dụng các biện pháp để xử lý vấn đề này.

Ông James Mattis tuyên bố: “Trước tiên, chúng ta phải làm tất cả, phải thực sự có khả năng chiến đấu có lợi cho nâng cấp quân đội. Chúng ta quyết không thể coi thường một sự thực, đó chính là cho dù ưu thế cạnh tranh của chúng ta trước kẻ thù và các đối thủ bị giảm đi do trần ngân sách và sự bất ổn về ngân sách. Nhưng những người cho rằng đất nước chúng ta có thể tiếp tục tồn tại vẫn chiếm đại đa số ở quốc gia này, và tôi là một trong số đó. Tôi hy vọng Quốc hội quay lại vị trí chi phối về quyết định ngân sách, chứ không phải ở vị trí của kẻ bàng quan để tùy ý cho kinh phí quốc phòng bị tự động cắt giảm”.

Quân đội Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung ở vùng biển gần Triều Tiên. Ảnh: Daily Express.
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung ở vùng biển gần Triều Tiên. Ảnh: Daily Express.

Những nỗ lực trên phương diện thứ hai của Lầu Năm Góc (hầu như trực tiếp mâu thuẫn với nguyên tắc “ưu tiên Mỹ” của Tổng thống Donald Trump) là tiếp tục tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác toàn cầu. Ông James Mattis hầu như rất thống nhất với tư duy chủ nghĩa quốc tế tự do truyền thống luôn chi phối chính phủ Mỹ từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần lần thứ hai đến nay – tư duy này đã phát huy tối đa sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Ông James Mattis nói: “Chúng tôi đang lấy ‘một thế hệ vĩ đại nhất của Mỹ’ làm tấm gương, họ đi ra từ bi kịch của Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một thế giới bất ổn như vậy. Nhưng bất kể thế nào, bất kể chúng ta có vui hay không, chúng ta là một bộ phận của nó. Chúng ta đều phải làm việc cho nó”.

Ông nói: “Theo tinh thần này, họ đã thiết lập quan hệ đồng minh và đối tác. Hôm nay, theo tinh thần tương tự, chúng ta đang tăng cường đồng minh, xây dựng quan hệ đối tác mới, bất kể đó là NATO, liên minh chống IS, 39 quốc gia kề vai sát cánh chiến đấu ở Afghanistan hay quan hệ bạn bè và đối tác đang không ngừng mở rộng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Nỗ lực trên phương diện thứ ba của Lầu Năm Góc là sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn vốn để làm cho người nộp thuế Mỹ cảm thấy có giá trị hơn.

Ông James Mattis nói: “Xác định lại mô hình vận hành của chúng ta, làm cho mỗi đồng tiền quốc phòng đều thu được lợi ích lớn nhất. Chúng ta đang triển khai hành động tích cực, cải cách cơ cấu của chúng ta, giành và giữ được lòng tin của Quốc hội và nhân dân Mỹ, từ đó chứng minh chúng ta là người quản lý ngân sách quốc phòng có trách nhiệm, trực tiếp đầu tư từng đồng tiền vào quốc phòng và sự nghiệp đang theo đuổi của chúng ta”.

Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành tập trận chung ở vùng biển gần Triều Tiên. Ảnh: The Epoch Times.
Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành tập trận chung ở vùng biển gần Triều Tiên. Ảnh: The Epoch Times.

Cuối cùng, ông James Mattis hầu như cho rằng con đường tốt nhất để ngăn chặn xung đột là làm tốt chuẩn bị chiến tranh. Ông nói: “Làm tốt chuẩn bị đánh trận là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn chiến tranh. Nhưng nếu đợi đến sau khi nổ ra xung đột rồi mới chi tiền thì lúc đó chúng ta đã không kịp nữa rồi”.