Mỹ ép Trung Quốc trước Đối thoại ngoại giao an ninh đầu tiên

VietTimes -- Mỹ tiếp tục gây sức ép cho Trung Quốc trước khi tiến hành đối thoại, bao gồm gây sức ép về vấn đề Triều Tiên, vấn đề Biển Đông, Hoa Đông, Đài Loan. Điều này liên quan chặt chẽ đến tình hình an ninh khu vực.
Ngày 3/6/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2017 ở Singapore. Ảnh: Reuters/VOA
Ngày 3/6/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2017 ở Singapore. Ảnh: Reuters/VOA

Ngày 15/6, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, Đối thoại ngoại giao an ninh Trung - Mỹ mới sẽ được tổ chức ở Washington, Mỹ ngày 21/6/2017. Theo hãng tin AFP Pháp, trong cuộc đối thoại này, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên rất có khả năng sẽ là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từng cam kết với các đồng minh châu Á rằng đối thoại này sẽ không làm giảm thái độ phản đối của Mỹ đối với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong đối thoại sắp diễn ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ tiếp các quan chức cấp cao Trung Quốc bao gồm Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì; Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy, Thượng tướng Phòng Phong Huy.

Bộ Ngoại giao Mỹ còn tuyên bố cho biết cuộc đối thoại lần này nhằm "mở rộng lĩnh vực hợp tác, đồng thời giảm bất đồng trong các vấn đề ngoại giao và an ninh quan trọng".

Tháng 4/2017, trong cuộc hội đàm ở một khu nghỉ dưỡng tại bang Florida, Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý tổ chức cuộc đối thoại nói trên.

Đầu tháng 6/2017, khi tham dự một hội nghị cấp cao quốc phòng quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-La 2017), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã đề cập thẳng về vấn đề Triều Tiên.

Ngày 3/5/2017, Ngoại trưởng Mỹ phát biểu với toàn thể cán bộ, nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết Mỹ sẽ không tìm cách lật đổ chính quyền Triều Tiên, giữ thái độ cởi mở với việc tiến hành đàm phán với Triều Tiên trong tương lai, nhưng cũng sẽ làm tốt chuẩn bị cho việc tiến hành trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên. Ảnh: Cankao
Ngày 3/5/2017, Ngoại trưởng Mỹ phát biểu với toàn thể cán bộ, nhân viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết Mỹ sẽ không tìm cách lật đổ chính quyền Triều Tiên, giữ thái độ cởi mở với việc tiến hành đàm phán với Triều Tiên trong tương lai, nhưng cũng sẽ làm tốt chuẩn bị cho việc tiến hành trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên. Ảnh: Cankao

Ông James Mattis kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết thống nhất, đồng thời cho rằng tham vọng hạt nhân của Triều Tiên là "mối đe dọa đối với tất cả các nước chúng ta".

Ông James Mattis nói: "Chúng ta cần phải làm hết trách nhiệm của mỗi bên, thực hiện nghĩa vụ của mình, hợp tác ủng hộ mục tiêu chung của chúng ta, thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên".

Hãng tin CNA Đài Loan ngày 15/6 dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng Triều Tiên sẽ là vấn đề quan trọng hàng đầu của đối thoại lần này. Đối thoại sẽ thay thế phần an ninh trong Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ thường niên thời kỳ cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Bởi vì Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump cho rằng phạm vi đối thoại trước kia quá phức tạp. Hai bên dự tính sẽ tiếp tục tiến hành đối thoại vào tháng 7/2017, thảo luận về vấn đề kinh tế.

Ngoài ra, theo tờ Nam Hoa buổi sáng của Hồng Kông, chuyên gia phân tích cho rằng Mỹ tiếp tục chỉ trích hoạt động của Trung Quốc ở các vùng biển có tranh chấp và nghi ngờ tính ổn định của chính sách "một Trung Quốc". Điều này sẽ đặt cơ sở cho Đối thoại ngoại giao an ninh lần đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc trong tuần tới.

Có nhà quan sát cho rằng trong tình hình Panama quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong tuần này, Washington sẽ yêu cầu Bắc Kinh duy trì hiện trạng eo biển Đài Loan.

Trong một phiên điều trần tổ chức ở Quốc hội Mỹ ngày 14/6, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson chỉ trích Bắc Kinh áp đặt thái độ cứng rắn khi xử lý tranh chấp Biển Đông, cho rằng điều này có thể dẫn tới "điểm cong" làm cho châu Á - Thái Bình Dương đi tới xung đột.

Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết sẽ tiếp tục tiến hành các hành động "tự do đi lại" ở Biển Đông.

Biên đội 3 tàu sân bay Mỹ - Nhật tiến hành tập trận chung trên biển. Ảnh: Cankao
Biên đội 3 tàu sân bay Mỹ - Nhật tiến hành tập trận chung trên biển. Ảnh: Cankao

Ngoài các vấn đề song phương gai góc, mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên cũng sẽ trở thành trọng điểm của đối thoại song phương tổ chức ở Washington vào ngày 21/6/2017.

Khi được hỏi về khả năng Washington và Bắc Kinh đề phòng "bẫy Thucydides", Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói: "Chúng ta đang ở điểm cong của quan hệ Mỹ - Trung".

Ông nói: "Họ ý thức được điểm này. Chúng tôi cũng ý thức được điểm này. Đối thoại của chúng tôi sẽ tập trung vào làm thế nào để quan hệ Mỹ - Trung duy trì ổn định và tránh xung đột trong 50 năm tới".

Ngày 14/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis kêu gọi Mỹ hỗ trợ kiểm soát Triều Tiên. Ông nói: "Chúng tôi hiện nay nhìn thấy Trung Quốc đang hỗ trợ xử lý vấn đề này".

Trương Liễn Khôi, chuyên gia vấn đề Triều Tiên, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc cho rằng phát biểu của hai quan chức Mỹ cho thấy Bắc Kinh và Washington vẫn tồn tại bất đồng trong cách thức xử lý Bình Nhưỡng nhất là về bổ sung các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên.

Báo chí Mỹ ngày 15/6 cho hay, cùng ngày tại Trung Quốc, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift cho biết năm 2017 tàu chiến Hải quân Mỹ sẽ tiến hành nhiều hoạt động tuần tra hơn ở Biển Đông.

Tàu khu trục tên lửa USS Sterett DDG-104 của Hải quân Mỹ vừa đến thăm Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông trong thời gian 5 ngày, bắt đầu từ ngày 12/6/2017. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ thăm Trung Quốc kể từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ.

Biên đội 3 tàu sân bay Mỹ - Nhật tiến hành tập trận chung trên biển. Ảnh: Cankao
Biên đội 3 tàu sân bay Mỹ - Nhật tiến hành tập trận chung trên biển. Ảnh: Cankao

Đô đốc Scott Swift cho biết hoạt động của Hải quân Mỹ tại khu vực Biển Đông trong năm 2017 sẽ tăng lên 900 ngày tàu so với 700 ngày/năm trước đây, nguyên nhân là có vài cụm tấn công tàu sân bay hoạt động lâm thời ở Thái Bình Dương.