Mỹ có thể tích hợp 3 vũ khí chiến lược tấn công Triều Tiên nếu xuất hiện tình thế chiến tranh

VietTimes -- B-1B có thể bay từ Guam đến Hàn Quốc trong thời gian chỉ khoảng 2 giờ, hợp nhất sức mạnh với tàu sân bay USS Ronald Reagan để răn đe các hành vi "khiêu khích" tiếp theo của Triều Tiên.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1 Không quân Mỹ (Ảnh tư liệu)
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1 Không quân Mỹ (Ảnh tư liệu)

Hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 12/9 dẫn lời nguồn tin từ Quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc tiết lộ, do Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ năm, hôm nay (ngày 13/9) Mỹ sẽ điều máy bay ném bom chiến lược B-1 đến Hàn Quốc.

Mỹ thông qua hành động này để kiềm chế các hành vi "khiêu khích" mới của Triều Tiên, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đồng minh. Có chuyên gia cho rằng, loại máy bay quân Mỹ sắp điều động là máy bay ném bom B-1 Mỹ vừa triển khai ở Guam trước đó.

Mặt khác, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 12/9 tái khẳng định Triều Tiên đã làm tốt chuẩn bị triển khai thử hạt nhân tiếp theo ở bãi thử hạt nhân P'unggye, đông bắc nước này.

Máy bay ném bom B-1 ban đầu có kế hoạch bay đến bầu trời Hàn Quốc vào ngày 12/9, nhưng do địa điểm cất cánh gặp thời tiết xấu, nên trì hoãn đến ngày 13/9.

Máy bay ném bom chiến lược B-1 Mỹ. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến lược B-1 Mỹ. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.

Tháng 8/2016, Quân đội Mỹ cho biết sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 ở Guam, khu vực xung yếu - căn cứ tiếp viện của Quân đội Mỹ khi bán đảo Triều Tiên xảy ra tình huống khẩn cấp.

B-1 triển khai ở Guam là để thay thế cho máy bay ném bom B-52. B-1 có thể hoàn thành bay với tốc độ cao hơn so với B-52, chỉ cần khoảng 2 giờ là có thể bay từ Guam đến bán đảo Triều Tiên.

Ngoài ra, Quân đội Mỹ còn có kế hoạch điều tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hạm đội 7 đến tham gia cuộc tập trận chung với Hàn Quốc tiến hành ở biển Hoàng Hải - phía tây Hàn Quốc và vùng biển đảo Jeju Hàn Quốc.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân này của Hải quân Mỹ có cảng chính là căn cứ Yokosuka ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Nó cùng với máy bay ném bom B-1 sẽ tạo ra "hợp lực" để gây sức ép lớn hơn cho Triều Tiên.

Tháng 1/2016, Quân đội Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược B-52 đến Hàn Quốc để răn đe Triều Tiên sau khi Triều Tiên tiến hanh vụ thử hạt nhân lần thứ tư được 4 ngày.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

Tờ Chosun Ilbo Hàn Quốc ngày 12/9 dẫn lời Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tiết lộ, trong ngày Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ năm (ngày 9/9), họ đã báo cáo "phương châm triển khai thích hợp các tài sản chiến lược Mỹ" với Ủy ban Quốc phòng Quốc hội, đã đề cập đến sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52, máy bay ném bom tàng hình B-2, tàu ngầm hạt nhân.

Quân Mỹ có thể tích hợp 3 loại vũ khí chiến lược này để tấn công Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng hành động hấp tấp.

Có tin cho biết tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận chung với Hàn Quốc tổ chức ở vùng biển phía nam Hàn Quốc và biển Hoàng Hải từ ngày 10 - 15/10/2016.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Mỹ là loại máy bay thay thế của B-52, đưa vào chiến đấu thực tế từ thập niên 1980, nhiều nhất có thể mang theo 56 tấn bom nguyên tử và bom dẫn được chính xác, khoảng cách bay lớn nhất là 12.000 km.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 triển khai chiến đấu thực tế từ thập niên 1950, nhiều nhất có thể mang theo 27 tấn bom nguyên tử và tên lửa hành trình, khoảng cách bay lớn nhất là 16.000 km.

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 của Không quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 của Không quân Mỹ (ảnh tư liệu)

B-2 là máy bay ném bom tàng hình triển khai chiến đấu thực tế từ thập niên 1990, có thể mang theo nhiều nhất 22 tấn bom trong đó có bom nguyên tử, khoảng cách bay lớn nhất là 12.000 km.

Có người phê phán biện pháp ứng phó của Chính phủ Hàn Quốc đối với vụ thử hạt nhân lần thứ năm của Triều Tiên có tính hạn chế rõ rệt.

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 13/9 dẫn "một cựu quan chức quân đội" cho rằng: Đối với Triều Tiên, việc sử dụng các tài sản chiến lược của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên đã là biện pháp quán tính "miễn dịch", không còn nhiều ý nghĩa.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc mặc dù đã nhấn mạnh hoàn thành kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (KAMD) và "chuỗi sát thương" dò tìm tên lửa của Triều Tiên và tiến hành tấn công phủ đầu bất cứ lúc nào, nhưng những biện pháp này cần phải chờ đến sau năm 2020 mới có thể chuyển hóa thành sức chiến đấu.

Có quan điểm cho rằng, các tên lửa hạt nhân của Triều Tiên có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc như tên lửa No-dong và Scud đã triển khai chiến đấu thực tế, chuỗi sát thương và KAMD đến sau năm 2020 mới triển khai là một loại "ứng chiến tiêu cực".

Tene lửa Nodong-2 Triều Tiên (ảnh tư liệu)
Tene lửa Nodong-2 Triều Tiên (ảnh tư liệu)