Mỹ có “át chủ bài” đả bại Trung Quốc, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là món “đồng nát“

VietTimes -- Mỹ sẽ dựa vào "át chủ bài" nào để bẻ gãy chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương? Tàu sân bay hay tên lửa chống hạm? Trong mắt các nhà quân sự Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh của TQ chỉ là món "đồ đồng nát" không hơn không kém.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hải quân Mỹ là lực lượng hải quân lớn mạnh nhất thế giới, số lượng và chất lượng mẫu hạm của lực lượng hải quân này vượt xa so với tổng số mẫu hạm của tất cả các quốc gia khác trên thế giới, ngoài ra, Mỹ sở hữu hạm đội tàu ngầm gồm toàn bộ là tàu ngầm hạn nhân, sức chiến đấu của lực lượng này là có một không hai. Tuy nhiên, mới đây, website của Học viện hải quân Mỹ (USNA) đã đăng tải bài viết chỉ ra rằng,  Tham mưu trưởng  hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho biết, hải quân Mỹ vẫn cần nhiều lực lượng phân tán – bao gồm tàu chiến và tàu ngầm để đối phó với mối đe dọa của chiến lược chống tiếp cận khu vực.

Mỹ bẻ gãy chiến lược “chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực” của Trung Quốc

Vài năm gần đây, trong lĩnh vực quân sự, Mỹ luôn coi Mỹ là đối thủ cạnh tranh thực tế và đối thủ chiến lược tiềm ẩn. Năm 2012, Đường lối chiến lược quốc phòng của Mỹ chính thức định nghĩa Trung Quốc là “đối thủ tiềm ẩn’ áp dụng chiến lược “chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực”. Năm 2015, Chiến lược quân sự quốc gia của Mỹ đưa “uy hiếp, ngăn chặn và đánh bại quốc gia đối thủ” vào mục tiêu hàng đầu, nhấn mạnh hiện tại và trong một tương lai có thể dự đoán, Mỹ càng phải quan tâm đến mối đe dọa mà hành vi của các quốc gia đối thủ gây ra.

Các vòng tròn thể hiện năng lực chống tiếp cận bằng radar, tên lửa, chiến đấu cơ của Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: CSIS

Thông qua việc tiếp tục thúc đẩy chiến lược “tái cân bằng” châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ ngày càng thể hiện rõ xu thế bao vây, đe dọa và ngăn chặn Trung Quốc, thậm chí cục bộ có những hành vi “dằn mặt” Trung Quốc tới tấp: Triển khai 60% lực lượng hải quân, không quân, mạng và không gian tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Tăng cường sự tồn tại về quân sự ở chuỗi đảo thứ hai lấy Australia và đảo Guam làm trung tâm, đồn trú 2.500 quân tại Australia, triển khai radar băng tần C và kính viễn vọng vũ trụ; Nâng cấp, mở rộng căn cứ quân sự tại đảo Guam, kế hoạch đưa gần 10.000 quân Mỹ từ Okinawa sang đảo Guam; Sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philippines và cử 4 tàu tác chiến ven biển sang Singapore để theo dõi mọi động thái của Trung Quốc.

Nhiều lần đưa tàu khu trục, máy bay oanh tạc  chiến lược B-52 và tàu sân bay vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép; Triển khai máy bay tuần thám P8-Poseidon tại Singapore nhằm tăng cường giám sát biển Đông. Mỹ còn đổi mới khái niệm “chiến tranh không-biển hai trong một” (ASB) thành “Tác chiến can dự vùng vùng quốc tế toàn cầu và liên hợp Cơ động” (JAM-GC), mục tiêu nhằm vào “vùng quốc tế toàn cầu lục, hải, không, mạng Internet”...

Phát triển hàng không mẫu hạm hay tên lửa chống tàu?

Bài viết trên website của Học viện Hải quân Mỹ cho biết, hải quân Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới kiểm soát hỏa lực tổng hợp của mình, đồng thời lợi dụng nhược điểm của đối thủ để giành ưu thế trong các cuộc chiến trong tương lai. Bao gồm sử dụng nhiều tên lửa chống tàu tầm xa hiện đại hơn.

Trong một cuộc hội nghị, Đô đốc John Richardson cho biết, hiện tại đại dương đáng sợ hơn rất nhiều so với trước đây, lực lượng tên lửa hành trình mà không ít quốc gia triển khai phòng thủ ven biển có bán kính che phủ tên lửa lên tới 700-800 dặm, tăng gấp 10 lần so với diện tích che phủ mấy năm về trước. Kể cả ở trong môi trường hiện đại như tàu sân bay, Mỹ cũng vẫn cảm thấy bất an, và biện pháp để cải thiện hiện trạng này là áp dụng lực lượng truy quét phân bổ rải rác và vũ khí điện từ mới để thách chuỗi sát thương của đối thủ.

Tên lửa chống tàu YJ-62 của Trung Quốc được phóng đi từ bệ phóng được cho là đặt trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).

Đô đốc John Richardson cho biết, vì tên lửa phòng thủ bờ biển được lắp đặt ở một vị trí cố định, do đó, điều này không đồng nghĩa với việc có thể tạo thành mối đe dọa với hải quân Mỹ. Vì trên thực tế, mọi sự thay đổi trên biển đều diễn ra rất nhanh, kể cả là hàng không mẫu hạm, những thay đổi về thông tin vị trí cũng thay đổi liên tục, khi số liệu mục tiêu trinh sát được chuyển về hệ thống tên lửa, có thể tình hình đã thay đổi hoàn toàn, khiến hoạt động tấn công trở nên vô hiệu hóa. Và trước chiến lược chống tiếp cận khu vực của Trung Quốc, hiện tại quân đội Mỹ đang tập trung xây dựng một chuỗi sát thương “trinh sát – tấn công”.

Thông qua nhiều thiết bị cảm ứng, loại hình vũ khí hơn để giúp hải quân Mỹ phản ứng nhanh hơn và tấn công chính xác hơn, điều này đòi hỏi hải quân Mỹ triển khai nhiều vũ khí hơn. Ông John Richardson cũng nhấn mạnh, trong mạng lưới được tạo bởi vô vàn thông tin này, tàu n hầm là một khâu vô cùng quan trọng. Tàu ngầm vốn là loại vũ khí có độ uy hiếp mạnh nhất, tuy nhiên hiện tại hải quân Mỹ cần nhiều tàu ngầm ứng dụng hơn để tiến hành các hoạt động trinh sát và khai thác được nhiều thông tin hơn, tàu ngầm có thể đến những vùng biển mà tàu chiến mặt nước không thể tiếp cận và âm thầm tiến hành các hoạt động trinh sát.

Bài viết nhấn mạnh, xét về tổng thể, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, máy bay không người lái và mọi loại vũ khí có thể tấn công cũng như phòng thủ đều có thể  được sử dụng trong cả chuỗi sát thương để điều khiển thống nhất, đây là điều khác với trước đây.

Đứng trước các biện pháp đối đầu với chiến lược “chống tiếp cận khu vực” của Mỹ, báo chí Trung Quốc hạ thấp rằng đó chỉ là “bình cũ rượu mới”. Mới đây, Mỹ bắt đầu tập trung “thổi phồng” vai trò của tên lửa chống tàu tầm xa, coi mẫu hạm “thả nhiều trứng vào một giỏ”, khi đối mặt với tên lửa chống tàu tầm xa của Trung Quốc, sẽ gây ra tình trạng thương vong nghiêm trọng.

Và do chiến lược hải quân của Mỹ đề cao vai trò của hàng không mẫu hạm, năng lực tác chiến trên biển độc lập của các tàu chiến hải quân khác khá yếu, hầu hết tàu chiến mặt nước đều không có tên lửa chống tàu hiện đại, khi mặt đối mặt với tàu chiến của Trung Quốc, tên lửa chống tàu hiện đại của nước này sẽ trở thành mối đe dọa cực lớn với tàu chiến Mỹ. Do đó, Mỹ đã phát triển ra loại tên lửa phòng không SM-6 có thể đáp ứng được yêu cầu của Mỹ về tên lửa chống tàu. Đồng thời cũng thông qua chiến thuật “sát thương phân tán” để nâng cao xác suất tồn tại khi phải đối mặt với tên lửa chống tàu trong chiến tranh.

Một góc tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ

Tuy nhiên, một điều cần chỉ ra rằng, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, lực lượng hải quân Mỹ và Liên Xô đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau, hải quân Mỹ lấy hàng không mẫu hạm là lực lượng nòng cốt, còn hải quân Liên Xô lại tập trung phát triển tên lửa hành trình chống tàu. Liên Xô đã từng sở hữu hệ thống tên lửa chống tàu hiện đại nhất thế giới, tuy nhiên trong cuộc đối đầu với hệ thống hàng không mẫu hạm của Mỹ, vai trò của tên lửa chống tàu thực sự có hạn. Cuối cùng, dần dần Liên Xô cũng phải thay đổi lộ trình và chuyển sang hướng phát triển hàng không mẫu hạm. Báo chí Trung Quốc tự đặt câu hỏi: Phải chăng Mỹ đang đi vào vết xe đổ của Liên Xô năm xưa, trong khi Trung Quốc đang tập trung lực lượng nghiên cứu và phát triển tàu sân bay thì Mỹ lại cố tình thổi phồng vai trò của tên lửa chống tàu?

Quan chức quốc phòng Mỹ: “Tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là đồ đồng nát từ thời Liên Xô!”

Mới đây, ngày 14/3, tờ Lợi ích quốc gia của Mỹ đăng tải bài viết có nhan đề; Đối đầu mẫu hạm: Niềm tự hào của Trung Quốc và sự ngạo mạn của nước Mỹ (Flattop Faceoff: China's Pride vs. America's Arrogance). Bài viết chỉ ra rằng: Một quan chức cấp cao của hải quân Mỹ cho biết, hiện tại Mỹ hoàn toàn không lo ngại về mối đe dọa của tàu sân bay Liêu Ninh trên Thái Bình Dương. Giới phòng ngự Mỹ đều coi thường con tàu huấn luyện này của Bắc Kinh, cảm thấy nó chỉ là đống đồng nát từ thời Liên Xô để lại.

Quan chức quốc phòng Mỹ mỉa mai tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc là "đồ đồng nát từ thời Liên Xô"!!!

Do đó, Trung Quốc chớ vội mừng khi nghĩ rằng mình đang xây dựng được lực lượng quân đội viễn dương hùng mạnh, lầm tưởng chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ – tàu Liêu Ninh được coi là hình ảnh tượng trưng cho “Rồng lớn ra biển” của hải quân nước này. Trong mắt các nhà quân sự Mỹ, tàu Liêu Ninh chỉ là một tàu sân bay của Liên Xô được nâng cấp, sàn tàu thấp hơn 30m so với siêu mẫu hạm lớp Nimitz của Mỹ.

Ngoài ra, tàu Liêu  Ninh cũng không được trang bị thiết bị điện tử hoặc hệ thống vũ khí hiện đại. Nếu so với bất kỳ tàu sân bay nào của Mỹ, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc không thể tạo thành bất cứ mối đe dọa trực tiếp nào, cũng không cấu thành mối đe dọa thực tế đối với bất kỳ căn cứ quân sự nào của Mỹ ở khu vực này – dù xét trên góc độ chiến thuật hay trên phương diện khác. 

Đ.Q