Mỹ chế tạo máy bay không động cơ

Mới đây, các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái, không sử dụng động cơ đốt nhiên liệu hóa thạch mà là động cơ đẩy khí ion, còn gọi là lực đẩy khí động lực học.
Các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái, không sử dụng động cơ đốt nhiên liệu hóa thạch
Các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái, không sử dụng động cơ đốt nhiên liệu hóa thạch

Chiếc máy bay mang tên Phiên bản 2 EAD Airframe, hoặc V2 có trọng lượng chỉ khoảng 3kg với sải cánh gần 5m.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành 11 chuyến bay thử nghiệm, và chiếc V2 đã bay được khoảng 60m, ở độ cao cách mặt đất khoảng 5m.

Chiếc máy bay gần như là một khối vật thể rắn vì nó không có động cơ, được chế tạo càng nhẹ càng tốt bằng các vật liệu như sợi carbon, gỗ balsa, nhựa polystyrene, nhựa bọc cao su và Kevlar.

Khoảng 115 năm sau khi chiếc máy bay đầu tiên sử dụng động cơ cất cánh lên bầu trời, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp hoàn toàn mới để bay dưới dạng một chiếc máy bay nhỏ, nhẹ và hoàn toàn không gây ra tiếng ồn bay lên không trung, cũng không có các bộ phận chuyển động như cánh quạt hoặc cánh tuabin.

Kỹ sư hàng không vũ trụ của MIT Steven Barrett, người đã lấy cảm hứng từ phi thuyền con thoi hư cấu trong phim "Star Trek" cho biết:"Đây là lần đầu tiên một chiếc máy bay không động cơ đã cất cánh".

Cường độ điện trường tại vị trí gần một mảng các sợi mỏng được gọi là nguồn phát ở phía trước cánh sẽ ion hóa không khí, loại bỏ các hạt điện tử và tạo ra các phân tử tích điện. Các phân tử tích điện dương này sau đó bị hút bởi các cấu trúc tích điện âm trên mặt phẳng được gọi là các bộ thu gom. Khi các phân tử di chuyển về phía những bộ thu gom, chúng sẽ va chạm với các phân tử không khí, truyền năng lượng cho chúng. Điều này tạo ra một luồng không khí tạo lực đẩy cho máy bay. 

Chỉ có thời gian mới có thể cho biết liệu các chuyến bay thử nghiệm tại Trung tâm Thể thao DuPont ở Cambridge, Massachusetts có thể trở thành lịch sử như chuyến bay thử nghiệm chiếc máy bay đầu tiên của Wilbur và Orville Wright tại Kitty Hawk, North Carolina vào năm 1903 hay không. Hơn nữa, các kỹ sư cũng thừa nhận, nguyên mẫu V2 của họ vẫn còn nhiều hạn chế. Nhưng chắc chắn nó có thể dẫn đến những điều đặc biệt lớn lao. 

"Tôi đang cố gắng không tâng bốc quá nhiều, nhưng có một số khả năng thực sự thú vị ở đây", Barrett, một trong những người đang phát triển loại  máy bay không người lái, không tiếng động này cho biết, loại máy bay này gần như sẽ trở thành hiện thực trong vòng vài năm tới.

"Về lâu dài, tôi hy vọng sự kỳ hiệu quả của các máy bay và gần như không có các bộ phận điều khiển di chuyển như bánh lái hoặc thang máy, không có hệ thống đẩy như cánh quạt hay tua bin, và không có phát thải khi đốt trực tiếp như hiện nay”, Barrett, người đứng đầu nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết thêm.

Theo Tiền Phong

https://www.tienphong.vn/the-gioi/my-che-tao-may-bay-khong-dong-co-1348956.tpo