Mục đích Nhật Bản nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3?

VietTimes -- Hệ thống Patriot PAC-3 nâng cấp sẽ có tầm bắn 30 km, nhằm đáp trả tên lửa Musudan Triều Tiên; Nhật Bản còn cân nhắc mua sắm hệ thống THAAD của Mỹ...
Tên lửa Patriot PAC-3 của Nhật Bản.
Tên lửa Patriot PAC-3 của Nhật Bản.

Hãng tin Reuters ngày 29/7 dẫn "4 nguồn tin" cho biết Nhật Bản đang nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 để phục vụ cho Olympic Tokyo 2020, bao gồm nâng cao tầm bắn và độ chính xác nhằm đánh chặn được nhiều tên lửa đạn đạo tiên tiến của CHDCND Triều Tiên.

Đây là việc nâng cấp quan trọng nhất Nhật Bản tiến hành đối với hệ thống phòng thủ tên lửa trong 10 năm qua. 

Điều này cũng đã cho thấy, ở khu vực có tình hình địa-chính trị căng thẳng leo thang này, chi tiêu quân sự đang tăng lên.

Tầm bắn mới của tên lửa Patriot PAC-3 sẽ đạt khoảng 30 km, gấp đôi so với hiện nay. Tên lửa mới có thể xuất hiện vào năm 2017.

Một nguồn tin cho hay: "PCA-3 bản nâng cấp rất quan trọng đối với đáp trả tên lửa Musudan". Musudan là một loại tên lửa tầm trung của CHDCND Triều Tiên. 

Hồi tháng trước, CHDCND Triều Tiên đã bắn thử 2 quả tên lửa Musudan. Bắn quả thứ nhất bị thất bại, còn quả thứ hai đã bay được 400 km, độ cao bay đạt 1.000 km. Độ cao này đủ để giúp cho tầm bắn của đầu đạn hạt nhân đạt 3.000 km trở lên.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot triển khai ở Nhật Bản. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot triển khai ở Nhật Bản. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.


Có chuyên gia cho rằng lần bắn thử này đã phản ánh sự tiến bộ về công nghệ của chính quyền Bình Nhưỡng - quốc gia đang phát triển vũ khí hạt nhân.

Điều này giúp cho CHDCND Triều Tiên tiếp tục tiến thêm một bước hướng tới phóng đầu đạn hạt hân. Đầu đạn hạt nhân của CHDCND Triều Tiên sẽ bắn trúng mục tiêu với tốc độ vài km/giây.

Hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 hiện có có thể mất đi khả năng chống đỡ. Trong khi đó PAC-3 là phòng tuyến cuối cùng để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot triển khai ở Nhật Bản (Ảnh tư liệu)
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot triển khai ở Nhật Bản (Ảnh tư liệu)


Quân đội Hàn Quốc sử dụng hệ thống PAC-2 lạc hậu hơn. Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này có kế hoạch đổi sang trang bị hệ thống PAC-3 trước năm 2018.

Căn cứ của Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc cũng có kế hoạch nâng cấp hệ thống PAC-3 có thể bao quát Thủ đô Seoul.

Ngoài tên lửa và thử nghiệm hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật ở biển Hoa Đông và tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ở Biển Đông (do Bắc Kinh gây ra) cũng đang làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng ở châu Á.

Quân đội Trung Quốc đang đẩy nhanh các bước hiện đại hóa, một trong những nguyên nhân là để "đáp trả" chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ. Trung Quốc cho rằng, Mỹ triển khai chiến lược này với mục đích ngăn chặn Trung Quốc.

Một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết "vẫn chưa đưa ra bất cứ quyết định nào về việc nâng cấp PAC-3".

Nguồn tin cho hay Ủy ban Olympic quốc tế quyết định sẽ trao quyền tổ chức Olympic năm 2020 cho Tokyo. Điều này có thể làm cho ngân sách nâng cấp PAC-3 không bị hạn chế bởi ngân sách chi tiêu quân sự.

Một nguồn tin cho hay trong đề án ngân sách quốc phòng năm 2017, sẽ đề nghị ngân sách 100 tỷ yên - khoản ngân sách này cần được nội các phê chuẩn mới có thể đưa vào ngân sách quốc gia. Các đầu tư tiếp theo trong vài năm tới cũng cần được phê chuẩn.

Nhật Bản còn đang cân nhắc mua sắm hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tiên tiến. Đầu tháng 7, Washington và Seoul đã đồng ý triển khai hệ thống này ở Hàn Quốc. Quyết định này đã gây bất mãn cho Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng hành động này sẽ phá vỡ cân bằng an ninh khu vực.

Nâng cấp Patriot có thể tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo cho Nhật Bản, nhưng hoàn toàn không thể thay thế THAAD hoặc hệ thống tương tự.

Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ


Nhật Bản còn sở hữu tàu khu trục đã trang bị hệ thống Aegis, những tàu khu trục này tuần tra trên biển Nhật Bản, chúng đã chở theo tên lửa đánh chặn có thể tấn công vũ khí đối phương. Nhật Bản còn đang hợp tác với Mỹ phát triển tên lửa đánh chặn SM-3 mới.

Hệ thống PAC-3 do Công ty Lockheed - Martin và Công ty Raytheon phát triển. Nguồn tin cho biết nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Nhật Bản - Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi năm 2017 sẽ được trao quyền tham gia cải tạo, nâng cấp hệ thống này ở Nhật Bản.