Một Chính phủ “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Bối cảnh Covid-19 bùng phát dữ dội, kinh tế gặp muôn vàn khó khăn càng cho thấy một Chính phủ “đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác thi công tại cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh Hà Anh Chiến.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác thi công tại cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh Hà Anh Chiến.

“Tổng tư lệnh” chống dịch

Có thể nói nhiệm kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu trong bối cảnh đất nước đang hết sức khó khăn: dịch covid-19 bùng phát dữ dội, các ca nhiễm bệnh, đặc biệt là ở một số thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nằng… tăng “phi mã”; tình hình sản xuất kinh doanh gần như đình trệ; giao thông có lúc, có nơi gần như tê liệt; những cuộc “di dân lao động” bột phát từ TP.HCM về các địa phương gây ra không ít khó khăn cho công tác phòng chống dịch.

Tuy nhiên cũng từ những khó khăn, có thể nói, đất nước chưa bao giờ phải trải qua này, mới thể hiện được bản lĩnh của người đứng đầu Chính phủ.

Tại cuộc họp ngày 24/8, lãnh đạo chủ chốt đã thống nhất phân công Thủ tướng Phạm Minh Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương.

Ngay sau khi có việc phân công nhiệm vụ này, trên các phương tiện truyền thông đại chúng và MXH người dân được chứng kiến hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì các cuộc họp chung về chống dịch và người đứng đầu Chính phủ trực tiếp thị sát các điểm nóng của dịch như tại TP HCM, Bình Dương...

Thủ tướng đến kiểm tra khu cách ly do Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn quản lý đặt tại Trường Mầm non Sơn Ca, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Thủ tướng đến kiểm tra khu cách ly do Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn quản lý đặt tại Trường Mầm non Sơn Ca, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Người dân không khỏi xúc khi nhìn thấy vị thủ tướng trong chiếc sơ mi màu xám ướt đẫm mô hôi giữa cái nắng chang chang đi đến từng chốt chống dịch, đến khu cách ly, trực tiếp “mắt thấy, tai nghe” tình hình thực tế.

Cũng chính từ những điều “măt thấy, tai nghe” ấy người đứng đầu Chính phủ mới đúc kết được rằng “thời gian qua, khi dịch bệnh bùng phát ở TP. HCM, các cấp chính quyền đã triển khai phương châm lấy xã, phường làm pháo đài. Tuy nhiên, có nơi hiểu pháo đài như lô cốt. Đây là cách hiểu không đúng, pháo đài là để tổ chức công việc chứ không phải làm lô cốt, bao vây lại, gây ra ách tắc”.

Từ đó Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp chính quyền cần “ứng phó linh hoạt”. Và rồi Chính phủ hình thành “lý thuyết chống dịch” với việc người dân phải vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch.

Chính phủ đã đưa ra các trụ cột để phòng chống dịch, như: Cách ly nhanh chóng, hẹp nhất, nhanh nhất có thể; về xét nghiệm, virus nhìn không thấy, nếm không được, ngửi không được, nên phải xét nghiệm trên cơ sở đảm bảo khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, an toàn; về điều trị thì phải từ sớm, từ xa, từ cơ sở để ngăn chặn bệnh nhân chuyển nặng, giảm tử vong.

Trên cơ sở 3 trụ cột này, Chính phủ đã hình thành công thức chống dịch, đầu tiên là 5K, rồi “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”.

Cũng từ đây, chiến lược vaccine được hình thành, coi vaccine, “vũ khí quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh”. Chính vì những giải pháp quyết liệt như vậy, cho đến nay, về cơ bản người dân trên cả nước đã được tiêm mũi 2, nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn, người dân đã tiêm mũi 3.

Dịch bện dù vẫn đang còn hết sức căng thăng, nhưng đang từng bươc được đẩy lùi. Điển hình như TP. HCM từng đứng đầu cả nước về số ca nhiễm bệnh, nay đã trở thành vùng xanh; tình hính sản xuất, kinh doanh đang từng bước được phục hồi và phát triển.

Ông Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành. Ảnh TTXVN

Ông Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành. Ảnh TTXVN

Trưởng thành trên nhiều cương vị khác nhau

Khi ông Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng, có thể, không ít người là bất ngờ. Tuy nhiên, nếu theo giõi quá trình hoạt động của ông thì thấy đây là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng ta.

Ông Phạm Minh Chính là người được đào tạo bài bản, kinh qua nhiều vị trí công tác và được thử thách, tôi luyện trong nhiều môi trưởng công tác khác nhau.

Năm 1975, sau khi tốt nghiệp THPT, ông theo học tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1976, ông được cử đi du học ở Bucharest, Rumania. Năm 1984, ông tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng. Sau đó ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật, và đến năm 2010, ông được phong học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Luật.

Ông là cán bộ trưởng thành từ nhiều vị trí công tác khác nhau: Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ; năm 1989, ông làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam ở Rumani.

Năm 2006, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng Cục trưởng Bộ Công an; từng là chuyên viên cấp cao Văn phòng Chính phủ; giảng viên Đại học. Tháng 4/2007, ông được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng Công an; đến cuối năm 2009, phụ trách Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công an. Một năm sau giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục này. Ông Chính được bổ nhiệm Thứ trưởng Công an từ tháng 8/2010; sau đó được Bộ Chính trị điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh từ tháng 8/2011.

Tháng 4/2015, ông Chính được Bộ Chính trị điều động về Hà Nội, giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Sau khi được bầu vào Bộ Chính trị tháng 1/2016, ông được phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Ngày 5/4/2021, ông Phạm Minh Chính chính thức trở thành Thủ tướng thứ 8 của Việt Nam kể từ năm 1976.

Dấu ấn Quảng Ninh

Có thể nói, ở bất kỳ vị trí công tác nào ông Phạm Minh Chính cũng thể hiện tinh thần quyết liệt trong công việc, dám nghĩ, dám làm; và ở vị trí nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

7 tháng sau khi được bầu vào BCH TƯ nhiệm kỳ 2011-2016, ông được Bộ Chính trị điều chuyển làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh. Ông lãnh đạo Quảng Ninh những năm 2011-2015.

Thời điểm này, kinh tế tỉnh vùng Đông Bắc, cùng cả nước gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Cùng với sự phụ thuộc vào khai khoáng, đối mặt với ô nhiễm môi trường trầm trọng, nên để phát triển tỉnh Quảng Ninh là một nhiệm vụ vô cùng gian nan.

Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính, Quảng Ninh đã gần như “lột xác” sau 5 năm. Địa phương vùng phên dậu Đông Bắc Tổ quốc đã thực hiện quyết liệt và sáng tạo 3 đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực và cải cách hành chính, tạo đà cho kinh tế - xã hội phát triển thuận lợi những năm tiếp theo.

Thủ tướng cùng đoàn công tác tham quan hầm chui tại dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả. Ảnh chụp ngày 26/1/2022.

Thủ tướng cùng đoàn công tác tham quan hầm chui tại dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả. Ảnh chụp ngày 26/1/2022.

Từ một tỉnh có xuất phá điểm thấp, hạ tầng yếu kém, bằng sự quyết liệt và tầm nhìn dài hạn của lãnh đạo, Quảng Ninh đã đạt được những bước tiến phi mã trong mọi mặt. Quảng Ninh hôm nay được kết nối đồng bộ, thông suốt với các địa phương trong cả nước và thế giới bằng các tuyến cao tốc, quốc lộ, cảng biển và sân bay quốc tế hiện đại. Câu chuyện của Quảng Ninh không khác gì một điều thần kỳ, vì những siêu dự án chỉ ngốn số vốn nhỏ, phần lớn còn lại đều từ nguồn vốn xã hội hóa. Có thể kể đến: cầu Bạch Đằng, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, sân bay quốc tế Vân Đồn… Tỉnh cũng có kế hoạch xây dựng 200 km đường cao tốc, chiếm 1/10 cả nước.

Kinh tế Quảng Ninh hiện không còn phụ thuộc vào khai thác khoáng sản, mà phát triển bền vững với công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ chất lượng cao và du lịch. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh đạt trung bình trên 10 %/năm, quy mô kinh tế đã vượt 200.000 tỷ đồng. Nền kinh tế đã chuyển từ “nâu” sang “xanh” đầy ngoạn mục và đang vươn lên trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước.

“Phải kiểm soát quyền lực”

Tháng 2/2016, ông Phạm Minh Chính nhận nhiệm vụ đầy thử thách: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Sự năng động và quyết liệt đổi mới của một người từng là Bí thư tỉnh ủy, cùng với vốn bề dày kiến thức của một Tiến sĩ Luật tiếp tục là nền tàng để tân Thủ tướng bứt phá với nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước.

Ông Phạm Minh Chính khẳng định Quy định số 08-QĐ/TƯ về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên” là “một cam kết chính trị của Trung ương với toàn Đảng, toàn Dân. Bên cạnh đó, Quy định 205-QĐ/TW “Về vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền” cũng nhận được sự quan tâm tâm lớn trong nhân dân. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với Quy định 205 việc chạy đã đang được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi”.

Vẫn với phong cách quyết liệt, đổi mới, ông Phạm Minh Chính cùng các cộng sự đã nỗ lực hoàn thiện khung đánh giá các tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quy định nêu gương, được đánh giá là rất kịp thời, thu hút sự quan tâm. Điển hình như câu nói của ông: “Dứt khoát phải kiểm soát quyền lực”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác thi công tại cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh Hà Anh Chiến

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác thi công tại cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh Hà Anh Chiến

“Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”

Phục hồi kinh tế sau đại dịch, tạo đà thuận lợi cho phát triển kinh tế những năm tiếp theo, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội mà Đại hội Đảng XIII đã đề ra. Chính vifvaaj mà Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2022 là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển” với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6 - 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD.

“Tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hành động quyết liệt, hiệu quả, quyết tâm xây dựng Chính phủ, chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh toàn diện, đoàn kết, chung sức đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức; thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, nhất là phòng chống tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ” – Người đứng đầu Chính phủ thể hiện quyết tâm.

Thủ tướng cũng cam kết, Chính phủ phấn đấu năm 2022 là năm chiến thắng dịch bệnh, kinh tế phục hồi và phát triển, xã hội trật tự, kỷ cương, chủ quyền quốc gia được giữ vững, chính trị được ổn định, nhân dân có cuộc sống bình an và hạnh phúc trên tinh thần đoàn kết, liêm chính, chủ động thích ứng an toàn, hiệu quả và hồi phục kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh cần phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế. Ưu tiên nguồn lực thực hiện hiệu quả việc phòng chống dịch COVID-19 và chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, không lơ là chủ quan, mất cảnh giác nhưng cũng không mất bình tĩnh.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ tiếp tục ưu tiên hoàn thiện, đồng bộ thể chế. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt của các cấp, các ngành, các địa phương. Trong đó, đẩy mạnh khôi phục thị trường lao động và nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

Với bản lĩnh đã được rèn luyện trên nhiều vị trí công tác, với tinh thần quyết liệt dám nghĩ, dám làm, chúng ta tin rằng Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.