Mạng xã hội là thủ phạm gây nên cái chết của “người nhện” Ngô Vịnh Ninh?

VietTimes -- Sau cái chết của diễn viên trẻ tuổi Ngô Vịnh Ninh khi thực hiện video leo lên tòa nhà 63 tầng ở Trung Quốc, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: ai là người đứng sau tiếp tay cho những hành động mạo hiểm như vậy. Đồng thời, đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người theo đuổi hình thức livestream mạo hiểm này.
Hình ảnh Ngô Vịnh Ninh chụp tại những địa điểm nguy hiểm và đăng lên mạng xã hội Weibo.Hình ảnh Ngô Vịnh Ninh chụp tại những địa điểm nguy hiểm và đăng lên mạng xã hội Weibo.

Những ngày qua, không chỉ làng giải trí Hoa ngữ mà nhiều người trên thế giới xôn xao trước cái chết của nam diễn viên 26 tuổi Ngô Vịnh Ninh. Vì cố gắng chinh phục thử thách, anh đã liều mạng leo lên tòa nhà 62 tầng và thực hiện các hành động nguy hiểm, tuy nhiên, tai nạn ngoài ý muốn đã xảy ra, tước đi mạng sống của diễn viên này.

Ngô Vịnh Ninh năm nay 26 tuổi, sinh ra tại tỉnh Hồ Nam, được mệnh danh là Spider Man của Trung Quốc khi thường livestream ở độ cao không tưởng từ 100 m đến 1.000 m. Điều đáng nói, anh không sử dụng các thiết bị an toàn khi ghi hình. Ngô Vịnh Ninh có thể xem là một nạn nhân của xu hướng mạo hiểm quốc tế được biết đến với tên gọi "rooftopping" - hiện tượng đã lan tràn khắp Trung Quốc, khi rooftopper sẵn sàng thách thức độ cao các tòa nhà chọc trời mới kết hợp với sự bùng nổ trên phương tiện xã hội. 
Hình ảnh trên Weibo của Ngô Vịnh Ninh.Hình ảnh đăng trên Weibo của Ngô Vịnh Ninh.

Sau cái chết của diễn viên xấu số, vào ngày 8/11, một bài báo đăng trên China Daily đã kêu gọi sự giám sát chặt chẽ với các ứng dụng livestream trực tiếp ở Trung Quốc.

"Nếu Ngô Vịnh Ninh không nổi tiếng trên các ứng dụng livestream, anh ấy có thể đã không chết ... Một số người cố gắng thổi phồng mọi thứ trái với thuần phong mỹ tục và điều nguy hiểm chỉ với mục đích thu hút view và kiếm lợi nhuận. Đã đến lúc chúng ta cần chấm dứt điều này".  Không phải ai cũng quay clip rợn tóc gáy ở bên rìa tòa nhà chọc trời. Một số người chỉ chụp ảnh trên các tòa cao ốc mới xây, nhưng Ngô Vịnh Ninh lại quyết định làm điều mạo hiểm hơn.Trong những video trước đó, Ngô Vịnh Ninh thường đu người ra ngoài những tòa nhà chỉ bằng một tay bám vào thành. Đôi khi, anh ấy tự kéo mình lên.  Tuy nhiên, một nữ rooftopper biệt danh Claire cũng tham gia vào mô hình mạo hiểm kiếm tiền này (yêu cầu giấu tên), đã nói với CNN rằng không thể chỉ chỉ trích tính mạo hiểm của Ngô Vịnh Ninh mà những công ty tài trợ đứng đằng sau không thể thoát khỏi trách nhiệm liên quan". " Những công ty này trả tiền để chúng tôi thực hiện những video mạo hiểm nếu chúng tôi cho phép họ đăng quảng cáo trong video. Nếu chúng tôi đồng ý ký hợp đồng với họ, họ sẽ trả tiền vé và chỗ ở và mọi thứ để đưa chúng tôi đến một thành phố khác và thực hiện những điều điên rồ và họ nói rõ ràng rằng họ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tai nạn đáng tiếc nào nếu có".  Theo gia đình Ngô Vịnh Ninh, anh sẽ được trả 10 ngàn NDT (tương đương 350 triệu VND) cho video này. Anh dự định dùng số tiền đó để chữa bệnh cho mẹ và chuẩn bị cho hôn lễ với bạn gái. Người nhà anh cũng không hề biết về việc làm của anh mà chỉ cho rằng anh đang cố trở thành một diễn viên. Phương tiện truyền thông xã hội và tòa nhà chọc trời
Mạng xã hội là thủ phạm gây nên cái chết của “người nhện” Ngô Vịnh Ninh? ảnh 3

Thực tế, trào lưu thực hiện pha hành động mạo hiểm trên các tòa nhà chọc trời không bắt nguồn từ Trung Quốc, mà từ các quốc gia phương Tây trong nhiều năm trước và nó đã trở thành một phần của phương tiện truyền thông xã hội. Gần đây, nó mới trở thành trào lưu ở Trung Quốc, một phần do lệnh cấm dài hạn đối với nhiều trang truyền thông xã hội phương Tây như YouTube trong khi đó những video như đoạn clip như Ngô Vịnh Ninh thực hiện không bị cấm chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc.

Claire cho rằng sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc cùng với sự gia tăng vũ bão của các phương tiện truyền thông xã hội đã kết hợp lại và kích thích sở thích rủi ro mạo hiểm của nhiều người. "Sự phát triển của những tòa nhà chọc trời thực sự đóng vai trò là nền tảng và điều kiện. Sự lan truyền của các phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra thành công hay sự công nhận thành công từ cộng đồng. Đây thực sự là cám dỗ khó cưỡng".  Rooftopper Daniel Lau, người đã từng chia sẻ về sở thích mạo hiểm của mình với CNN vào năm 2015, hiện có 116.000 người theo dõi trên tài khoản Instagram. Tài khoản Weibo của Ngô Vịnh Ninh đã tăng lên tới hơn 60.000 người theo dõi kể từ sau cái chết thương tâm của anh.  Đối với Claire, cô thường thực hiện hành động mạo hiểm trên tòa nhà chọc trời khi rơi vào tình trạng trầm cảm. Đứng trên cao nhìn xuống thành phố Bắc Kinh trải rộng xung quanh mình khiến cô cảm thấy vết thương lòng dường như được chữa lành.  "Trên đỉnh tòa nhà, bạn không cần phải nghĩ đến bất cứ điều gì khác, nó làm cho cơn trầm cảm của tôi dịu bới đi... Cảm giác thật là tuyệt vời...". Theo nhà báo Dominique Wong, nhiều người quay clip mạo hiểm được phỏng vấn trước đó chia sẻ họ đã nhen nhóm sở thích này vào "thời kì đen tối trong cuộc đời". Có đáng để mạo hiểm cả tính mạng như vậy?
Mạng xã hội là thủ phạm gây nên cái chết của “người nhện” Ngô Vịnh Ninh? ảnh 4Nguồn: Web Ubanist

Một nhiếp ảnh gia giấu tên ở Hong Kong cho biết, sau cái chết của Ngô Vịnh Ninh, nhiều người bắt đầu suy nghĩ lại trước khi thực hiện những màn mạo hiểm trên các tòa nhà chọc trời.

“Đây thực sự là thông tin đáng buồn. Nó là tín hiệu khiến mọi người suy nghĩ lại, rằng liệu việc họ sắp làm có đáng hay không”, nhiếp ảnh gia này nói. “Hãy làm việc một cách cẩn thận và có trách nhiệm, đừng làm chỉ vì bạn nghĩ rằng điều đó sẽ thu hút sự chú ý”. Theo Dominique Wong, những người quay clip mạo hiểm thừa nhận rằng cái cái chết là điều họ “không thể nghĩ đến”. “Đối với một số người, cái chết rõ ràng khiến họ phải nghĩ lại trước khi quay clip mạo hiểm”, Wong nói.
Nguồn: CNN