Mahathir Mohamad phản đối sự thống trị của Trung Quốc đối với nền kinh tế Malaysia

VietTimes -- Theo thông tin của Hãng thông tấn Bloomberg Mỹ, vừa qua, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã phát biểu phản đối sự thống trị của Trung Quốc đối với nền kinh tế Malaysia. Và tuyên bố rằng ông đang trì hoãn việc thực hiện nhiều hợp đồng trị giá hàng tỷ USD và cố gắng sửa đổi chúng.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã phát biểu phản đối sự thống trị của Trung Quốc đối với nền kinh tế Malaysia.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã phát biểu phản đối sự thống trị của Trung Quốc đối với nền kinh tế Malaysia.

Trong tháng 8 này, dự kiến Mahathir Mohamad sẽ viếng thăm Trung Quốc để thảo luận, xem xét lại các dự án này và cố gắng thu được những điều khoản có lợi hơn cho Malaysia.

Hiện nay, Trung Quốc đang triển khai nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở Malaysia, với tổng giá trị 34 tỷ USD. Những cuộc đàm phán thỏa thuận về các dự án này, được thực hiện dưới thời cựu thủ tướng Najib Razak. Theo Mahathir Mohamad, những giao dịch này có lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc, hơn rất nhiều so với cho nền kinh tế Malaysia. Ông đặc biệt lo lắng về những khoản tiền lớn, mà chính phủ Najib Razak vay mượn từ Trung Quốc. Cũng như việc các nhà thầu sử dụng lao động và trang thiết bị của Trung Quốc.

Country Garden, một tập đoàn kinh tế lớn của Trung Quốc bỏ 60% tổng vốn xây dựng Forest City
Country Garden, một tập đoàn kinh tế lớn của Trung Quốc bỏ 60% tổng vốn xây dựng Forest City 

Đầu tháng 07/2018, chính phủ Malaysia đã đình chỉ dự án đường sắt liên doanh Trung Quốc - Malaysia East Coast Rail Link (ECRL). Việc thực hiện dự án do Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc đảm nhận, với chi phí ước tính khoảng 81 tỷ ringgit (20 tỷ USD).

Theo những số liệu chính thức, đầu tư nước ngoài trực tiếp của Trung Quốc vào Malaysia đã tăng hơn 700% trong hơn chục năm qua và lên tới 9,9 tỷ ringgit (2.42 tỷ USD) riêng trong năm 2017. Quan hệ kinh tế giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thương mại đến du lịch đều phát triển hơn.

Hiện nay Malaysia là đối tác thương mại lớn (chỉ sau Việt Nam) của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước là 92,4 tỷ USD. Năm 2003, khi Thủ tướng Mahathir Mohamad kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của mình, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Malaysia chỉ bằng một phần tư mức này.

Malaysia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có thặng dư thương mại với Trung Quốc (khoảng hơn 14 tỷ USD).
Malaysia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có thặng dư thương mại với Trung Quốc (khoảng hơn 14 tỷ USD). 

Malaysia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có thặng dư thương mại với Trung Quốc (khoảng hơn 14 tỷ USD). Nước này xuất khẩu nhiều loại hàng hóa, từ điện tử và dầu cọ đến khí hóa lỏng (LPG). Năm ngoái, xuất khẩu từ Malaysia sang Trung Quốc lên đến 54,4 tỷ USD, tương đương khoảng 18% tổng giá trị xuất khẩu của nước này. Năm 2003, con số này mới chỉ là 14 tỷ USD.

"Chúng tôi đang chờ đón một số tác động tiêu cực lên những khoản đầu tư của Trung Quốc trong tương lai tại Malaysia, do quan điểm dân tộc chủ nghĩa về đầu tư của Thủ tướng Mahathir Mohamad" - ông Chua Khan Ten từ Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu BMI Research cho biết.

"Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng một thỏa hiệp mới, sẽ giảm thiểu tác động này. Vì Malaysia không muốn xung đột với Trung Quốc - một đối tác thương mại quan trọng. Và Trung Quốc có thể sẽ ưu tiên hàng đầu cho sáng kiến đầy tham vọng "Một Vành đai, một Con đường", mà phần quan trọng mấu chốt nhất trong sáng kiến đó chính là các dự án ở Malaysia " - Bloomberg dẫn lời ông Chua Khan Ten chuyên gia BMI Research.

Trong khi đó ở Đông Nam Á, mối quan ngai của công luận về sự lan truyền ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ngày càng tăng. Sáng kiến trị giá rất nhiều tỷ đô la "Một Vành đai, một Con đường" của Bắc Kinh, tạo điều kiện cho việc xây dựng đường bộ, đường sắt và cảng đang làm dấy lên lo ngại sâu sắc về việc tăng nợ ở các nước nghèo, như Myanmar và Lào. Ngoài ra, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng là một nguồn gây căng thẳng thường trực.