Lý do Mỹ-phương Tây không thể “quật ngã” Gấu Nga

VietTimes -- Tác giả Eric Zuesse cho rằng kinh tế Nga trong thời của tổng thống Putin không bị phương Tây quật ngã là do từ trước đó Nga đã có kế hoạch chuyển hướng nền kinh tế để tránh phụ thuộc vào việc xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như nghiên cứu, phát triển công nghiệp quốc phòng..., theo Văn Hóa Chiến Lược.

Dù cho chính quyền thời ông Barack Obama đã đưa ra những lệnh trừng phạt kinh tế với Nga và thỏa thuận của Ngoại trưởng John Kerry với vua Ả rập Xê-út Saud ngày 11.9.2014 để hạ thấp giá dầu, các biện pháp nhằm gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga đã chẳng đi đến đâu, ít nhất là cho tới thời điểm hiện tại.

Những hành động này xảy ra đồng thời với vụ lật đổ tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych mà phương Tây dàn dựng thực hiện vào tháng 2.2014. Ông Yanukovych vốn thân Nga nhưng được bầu một cách dân chủ và hợp pháp nên vụ đảo chính này được chính người đứng đầu của một tổ chức tình báo tư nhân của CIA mang tên Statfor gọi là "vụ đảo chính trắng trợn nhất trong lịch sử".

Vụ đảo chính này đã khiến nền kinh tế Ukraine đình đốn hơn cả ở Nga và tham nhũng tăng cao gấp nhiều lần so với trước khi Mỹ lật đổ chính phủ được bầu cử tự do trên toàn quốc này. Nền kinh tế Ukraine đã bị thiệt hại hơn nhiều so với Nga bởi vụ đảo chính và hậu quả của những lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp dụng với Nga. Những lệnh trừng phạt vẫn được tiếp tục và còn tồi tệ hơn dưới chính quyền của tổng thống Trump.

Vụ đảo chính tại Ukraine năm 2014 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nước này.
 Vụ đảo chính tại Ukraine năm 2014 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nước này.

Ngày 4.2.2016, trang Bloomberg đưa tin nổi bật "Có những nền kinh tế khốn đốn nhất thế giới" trong đó có thông tin về "chỉ số khốn đốn" xếp hạng theo dự kiến 63 nền kinh tế trên thế giới của năm 2016 và 60 nước thực tế năm 2015 - hệ thống xếp hạng tiêu chuẩn để đánh giá sự "khốn đốn" dựa vào tổng của tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Họ cũng so sánh xếp hạng dự kiến năm 2016 với xếp hạng thực tế năm 2015.

Đứng đầu trong danh sách cả 2 năm - nền kinh tế khốn đốn nhất thế giới năm 2015 và 2016 là Venezuela, bởi vì đất nước này phụ thuộc tới 95% vào việc xuất khẩu dầu (đã bị khủng hoảng kinh tế do giá dầu hạ thấp). Thỏa thuận của Mỹ với Ả rập Xê-út đã làm tràn ngập thị trường dầu và phá hủy nền kinh tế Venezuela.

Đứng thứ 2 trong danh sách năm 2015 là Ukraine với chỉ số là 57,8. Nhưng Ukraine đã phục hồi theo dự kiến năm 2016 nước này đứng thứ 5 trong những nền kinh tế khốn đốn nhất với chỉ số là 26,3. Năm 2015, Nga đứng thứ 7 - chỉ số 21,1 nhưng đã phục hồi theo dự kiến năm 2016 ở vị trí thứ 14 - 14,5.

Bloomberg không đưa ra xếp hạng chỉ số khốn đốn cho năm 2014 để cho thấy tình hình kinh tế năm 2013 nhưng nhà kinh tế học Steve H. Hanke thuộc đại học Johns Hopkins đã thực hiện điều này trong bài viết "Đo lường sự khốn đốn quanh thế giới, tháng 5.2014" trên tạp chí GlobeAsia tháng 5.2014, xếp hạng 90 nước.

Và trong năm 2013, năm cuối cùng mà ông Yanukovych làm tổng thống trước khi bị chính quyền Obama lật đổ - Ukraine xếp hạng thứ 23 với chỉ số khốn đốn là 24,4. Nga đứng vị trí 36 với chỉ số là 19,9. Vì thế, những chỉ số này có thể coi là cơ sở mà từ đó những tiến bộ và suy thoái kinh tế (sau vụ đảo chính Ukraine 2014) có thể được tính toán một cách hợp lý.

Chỉ số khốn đốn năm 2013 theo nhà kinh tế học Steve H. Hanke.
 Chỉ số khốn đốn năm 2013 theo nhà kinh tế học Steve H. Hanke.

Những con số của ông Hanke đưa ra năm 2014 xuất hiện trên Huffington Post với tiêu đề "Chỉ số khốn đốn thế giới: 108 nước" và "Danh sách những nước khốn đốn nhất" trên thời báo Khaleej của Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Bài báo sau được cho là xếp hạng của Viện Cato nhưng thực ra hầu như lấy lại số liệu trong bài viết của ông Hanke trước đó.

Năm 2014, ông Hanke tính toán chỉ số khốn đốn của Ukraine là 51,8 đứng thứ 4. Năm đó, có 8 đất nước nằm ở trên vị trí thứ 40 theo xếp hạng của ông Hanke. Nga nằm ở vị trí 42 với chỉ số 21,42. Thứ hạng của Nga được cải thiện nhưng vì nền kinh tế thế giới đi xuống, vị trí của Nga tệ hơn trước khi có các lệnh trừng phạt Nga và vụ đảo chính Ukraine. Còn xếp hạng của Ukraine tệ hơn nhiều - nằm ở vị trí thứ 4 với chỉ số 51,8 so với vị trí thứ 23 cùng chỉ số 24,4 năm 2013.

Con số Bloomberg đưa ra cho Nga là: Trong năm 2015, vị trí thứ 7 với chỉ số khốn đốn là 21.1, con số dự kiến trong 2016 là vị trí 14 với chỉ số 14,5. Và, Bloomberg cho thấy năm 2015-2016 chỉ số được cải thiện với Nga, không chỉ với Ukraine (năm 2016 nằm ở vị trí thứ 5 với chỉ số 26,3, một cải thiện đáng kể so với những con số thực tế rất tệ hại năm 2015). Trên Forbes có "Chỉ số thương niên về mức độ khốn đốn của Hanke - 2017" với 98 nước, trong đó Venezuela vẫn nằm ở vị trí số 1, tệ nhất. Ukraine nằm ở vị trí số 9 với chỉ số 36,9 còn Nga nằm tại vị trí thứ 36 với chỉ số 18,1.

Theo đó: nền kinh tế Nga luôn ở vị trí ổn định là 36 trong toàn bộ thời gian từ 2013-2017, bắt đầu từ chỉ số khốn đốn là 19,9 vào năm 2013, kết thúc là 18,1 vào năm 2017. Trong khi đó, Ukraine năm 2013 có chỉ số 24,4 tới 2017 là 36,9 - lùi từ vị trí xếp hạng từ số 23 xuống thứ 9. Trong thời kỳ 5 năm đó, chỉ số của Ukraine đạt đến mức định vào năm bị đảo chính là 57,8.

Chỉ số khốn đốn năm 2017. Nga đứng ở vị trí số 36.
 Chỉ số khốn đốn năm 2017. Nga đứng ở vị trí số 36.

Cho nên, ít nhất chỉ số khốn đốn của Ukraine có vẻ thấp hơn sau hậu quả của vụ đảo chính dù nó vẫn rất tệ hại so với trước đó. Còn Nga, có chỉ số đi từ 19,9 xuống còn 18,1 và không có năm nào tồi tệ như năm tốt nhất của Ukraine trong khoảng thời gian 5 năm trên dù cho vụ đảo chính và lệnh trừng phạt kinh tế cùng thỏa thuận hạ giá dầu của Mỹ-Ả rập là nhắm đến Nga chứ không phải Ukraine.

Nếu Mỹ có ý định trừng phạt người dân Ukraine thì vụ đảo chính Mỹ thực hiện tại đất nước này đã đạt được một thành công to lớn. Nhưng thực ra, Mỹ hoàn toàn không quan tâm tới người dân Ukraine. Họ quan tâm tới những chủ sở hữu của các công ty chế tạo vũ khí và công ty khai khoáng của Mỹ.

Trong cùng thời điểm đó, vẫn theo con số của ông Hank thì năm 2013 Mỹ đứng vị trí thứ 71 với chỉ số 11 và vị trí số 69 với chỉ số 8,2 năm 2017. Kinh tế Mỹ ổn định. Ả rập Xê-út đứng ở vị trí 40 với chỉ số 18,9 năm 2013 và ở vị trí 30 với chỉ số 20,2 năm 2017. Sự cải thiện này có được là vì Ả rập Xê-út đã có những bước đi tốt hơn so với nền kinh tế thế giới.

Trong thời kỳ quá độ và ngay cả trong những năm trước 2014, Nga đã (và vẫn) tập trung vào phương thức phát triển kinh tế ít phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và hướng tới lĩnh vực rộng hơn trong công nghệ cao: nghiên cứu phát triển quân sự và sản xuất. Vào 15.12.2014, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã có bài viết "Doanh số của các công ty quốc phòng lớn sụt giảm vào năm 2013 nhưng doanh số của Nga tiếp tục tăng lên" và thông tin "Doanh số của các công ty có trụ sở tại Mỹ và Canada tiếp tục giảm ở mức độ vừa phải trong khi doanh số của các công ty Nga tăng 20% vào năm 2013".

Năm tiếp theo, SIPRI có một tựa đề lớn vào 14.12.2015 "Ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu: phương Tây vẫn thống trị dù có sự sụt giảm" và đưa tin: "Dù cho các điều kiện kinh tế đất nước khó khăn, doanh số của ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiếp tục tăng vào năm 2014... Các công ty Nga đang điều khiển làn sóng của việc gia tăng tiêu dùng và xuất khẩu vũ khí quốc gia. HIện tại có 11 công ty Nga nằm trong Top 100 với tổng mức tăng trưởng doanh thu năm 2013-2014 là 48,4%", theo Siemon Wezeman - một nhà nghiên cứu của SIPRI.

Ngược lại, doanh số vũ khí của các công ty Ukraine sụt giảm về căn bản. Các công ty quốc phòng Mỹ có doanh số giảm khoảng 4,1% giữa năm 2013-2014 - cùng tỷ lệ sụt giảm với năm 2012-2013. Các công ty quốc phòng Tây Âu sụt giảm doanh số khoảng 7,4% vào năm 2014.

Ông Putin trong một nhà máy sản xuất da của Nga.
 Ông Putin trong một nhà máy sản xuất da của Nga.

Đây là sự chuyển hướng nền kinh tế Nga mà ông Vladimir Putin đã chuẩn bị trước khi ông Obama có cuộc chiến chống Nga. Lý do cho sự chuẩn bị này có thể bởi ý định của tầng lớp thống trị Mỹ quyết tâm chinh phục Nga hậu Liên Xô, trong bất cứ thời gian nào thích hợp cho NATO để có thể tấn công và chiếm đoạt đất nước này.

Những phát biểu mâu thuẫn của ông Obama trước công chúng về Nga không bao giờ thuyết phục được ông Putin rằng Mỹ cuối cùng đã để Chiến Tranh Lạnh lại đằng sau và chấm dứt liên minh NATO như Nga đã kết thúc Hiệp ước Vác-sa-va vào năm 1991. Thay vào đó, ông Obama tiếp tục tán thành mở rộng NATO đến biên giới Nga (và cả trong Ukraine) - một hành vi đặc biệt thù địch.

Bằng cách tạo ra những nhà thiết kế và chế tạo vũ khí có hiệu quả chi phí nhất thế giới, Nga không chỉ đáp trả những hành vi thù địch đang diễn ra của Mỹ hay ý định của tầng lớp thống trị Mỹ muốn chiếm Nga, nơi có tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới - mà còn mở rộng lợi nhuận thu được từ xuất khẩu và ảnh hưởng quốc tế của Nga. Moscow thực hiện bằng cách bán cho các nước khác vũ khí với giá rẻ hơn, vì những vũ khí này chịu ít gánh nặng về chi phí so với vũ khí được sản xuất tại Mỹ.

Kể từ khi ông Putin nhậm chức tổng thống vào năm 2000, ông đã loại nước Nga hậu Liên Xô khỏi việc trở thành một vệ tinh tham nhũng không có giới hạn của Mỹ dưới thời tổng thống Boris Yeltsin - để trở thành một nước hoàn toàn độc lập và điều này làm cho giới quý tộc cầm quyền của Mỹ cực kỳ tức giận.

Rosoboronexport giới hiệu 260 loại vũ khí năm 2016.
 Rosoboronexport giới hiệu 260 loại vũ khí năm 2016.

Rosoboronexport công ty tiếp thị độc quyền của chính phủ cho các nhà sản xuất vũ khí của Nga đã tự giới thiệu mình với các nước trên thế giới: "Ngày nay, vũ khí và các thiết bị quân sự có nhãn hiệu Made in Russia bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của hàng chục nước trên thế giới. Nhờ có tính hiệu quả và tin cậy, các sản phẩm quốc phòng của Nga nhận được lượng cầu mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu và duy trì những vị thế dẫn đầu trong các nhà xuất khẩu vũ khí trên thế giới. Trong nhiều năm qua, Nga vẫn xếp vị trí thứ 2 sau Mỹ về xuất khẩu vũ khí". Đây là vị trí thứ 2 nhưng tiếp tục lên hạng, đối lập với vị trí đứng đầu của Mỹ đang đi xuống.

Cuộc chiến liên tục mà giới cầm quyền Mỹ gây ra chống lại Nga đã và đưa ra cho ông Putin hai thách thức song song: Đổi hướng nền kinh tế khỏi việc phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên Nga mà các nhà thống trị toàn cầu muốn chiếm, và hướng tới lĩnh vực công nghệ cao mà Liên Xô đã xây dựng nền tảng để từ đó Nga có thể trở thành một yếu tố mang tính hiệu quả về chi phí trong thương mại quốc tế - Cùng lúc, tăng năng lực quốc phòng của Nga chống lại sự mở rộng của NATO trong khi thay đổi sự phụ thuộc của Nga với tài nguyên thiên nhiên.

Nói cách khác, ông Putin đã lập ra một kế hoạch để giải quyết cả 2 thách thức - quân sự và kinh tế. Ý định đầu tiên của ông là nhắm vào việc bảo vệ Nga khỏi bị thâu tóm bởi giới quý tộc cầm quyền của Ả rập Xê-út và Mỹ thông qua NATO, Hội đồng Hợp tác các nước vùng vịnh của Ả rập Xê-út và các đồng minh (những nước muốn giành quyền kiểm soát Syria, đất nước đồng minh của Nga. Syria có vị trí địa lý quyết định cho việc đưa dầu khí từ các nước Ả rập vào châu Âu - một thị trường năng lượng lớn nhất thế giới).

Thêm nữa, cú đánh vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga bằng hai đợt công kích dữ dội từ các lệnh trừng phạt kinh tế của chính quyền Nga và hạ giá dầu không quá nặng. Bản "Báo cáo về kinh tế Nga" của Ngân hàng Thế giới tháng 4.2015 dự đoán: "Viễn cảnh phát triển năm 2015-2016 là tiêu cực. Điều này có thể xảy ra do những hiệu ứng toàn diện của hai cú sốc đã trở thành sự thật năm 2015, chúng sẽ đẩy nền kinh tế Nga vào suy thoái. Dự đoán của Ngân hàng Thế giới là sự thu hẹp lại 3,8% vào năm 2015 và sụt giảm vừa phải vào 0,3% năm 2016. Chuỗi tăng trưởng có 2 kịch bản mà sự phản ánh dựa phần lớn vào những khác biệt về giá dầu sẽ ảnh hưởng thế nào tới các biến số chính về mặt vĩ mô".

Tổng thống Nga bắn thử súng trường.
 Tổng thống Nga bắn thử súng trường.

Báo cáo 15.2.2016 trên trang Trading Economisc về "Tốc độ tăng trưởng GDP thường niên của Nga" cho biết: "Nền kinh tế Nga sụt giảm 3,8% với cùng kỳ năm trước - quý 4 năm 2015, so với 4,1% trong thời kỳ trước đó, theo ước tính sơ bộ của Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Alexey Ulyukayev. Đó là kết quả tệ hại nhất kể từ năm 2009 (năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu) - với các lệnh trừng phạt của phương tây và giá dầu hạ thấp đã gây thiệt hại cho thương mại nước ngoài và doanh thu quốc gia". Tỷ lệ hiện tại tính vào 17.9.2018 là 1,9% nhỏ hơn 0,9% so với con số 2,2% vào cuối năm 2017. Như vậy, kinh tế Nga đang hồi phục.

Tháng 4.2015, trong "Báo cáo về kinh tế Nga" của Ngân hàng Thế giới có mô tả "Kế hoạch chống khủng hoảng của chính phủ":

Ngày 27.1.2014, chính phủ đã lựa chọn một kế hoạch chống khủng hoảng với mục tiêu đảm bảo giữ vững sự phất triển kinh tế và ổn định xã hội trong một môi trường kinh tế và chính trị toàn cầu không thuận lợi.

Bản kế hoạch tuyên bố năm 2015-2016, Nga sẽ có những bước đi để thúc đẩy thay đổi cấu trúc nền kinh tế, cung cấp sự hỗ trợ cho toàn bộ các thực thể trong hệ thống và thị trường lao động, giảm lạm phát và giúp đỡ các hộ gia đình bình sai các thiệt hại do giá cả tăng cao. Để đạt được các mục tiêu phát triển tích cực và giữ phát triển kinh tế vĩ mô về mặt trung hạn, các biện pháp sau đã được dự tính:

Cung cấp hỗ trợ thay thế nhập khẩu và những hàng xuất khẩu không phải quặng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách giảm chi phí quản lý và tài chính.

Tạo cơ hội tăng nguồn tài chính với chi phí hợp lý trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt.

Đền bù thiệt hại về chi phí phát sinh do lạm phát cho các hộ gia đình (những người hưởng trợ cấp, lương hưu...)

Giảm những tác động tới thị trường lao động (cung cấp đào tạo và tăng các công trình công cộng...)

Tối ưu hóa chi tiêu ngân sách.

Nâng cao sự ổn định trong lĩnh vực ngân hàng và tạo ra một cơ chế để tái cơ cấu các công ty.

Vậy, kế hoạch chống khủng hoảng của Nga đã được đưa ra và tuyên bố từ ngày 27.1.2014, trước khi tổng thống Yanukovych bị lật đổ, và trước cả khi nhân viên của ông Obama là bà Victoria Nuland vào ngày 4.2.2014 đã chỉ thị đại sứ Mỹ tại Ukraine chỉ đạo chính quyền mới khi cuộc đảo chính thành công. Có thể, với việc đưa ra kế hoạch như vậy ông Putin đã mường tượng ra những gì xảy ra tại Ukraine. Ông có thể thấy những gì xảy ra trong một chiến dịch do CIA hỗ trợ tài chính. Ông cũng nhận ra những gì dành cho Nga trong các đầu não của chính quyền Mỹ.

"Báo cáo kinh tế Nga tháng 5.2018: Tăng trưởng vừa phải" có đoạn:

Đầu năm 2018, tăng trưởng toàn cầu tiếp tục theo đà năm 2017. Tăng trưởng toàn cầu đạt được mức cao hơn mức mong đợi 3% của năm 2017 - một sự hồi phục đáng ghi nhận từ cuộc khủng hoảng trước đó với sự sụt giảm 2,4% vào năm 2016. Hiện tại, mức độ tăng trưởng ddang được mong đợi là 3,1% năm 2018. Sự khôi phục trong đầu tư, sản xuất và thương mại tiếp tục sinh lợi cho các nền kinh tế phát triển dựa trên xuất khẩu hàng hóa từ việc giá cả hàng hóa ổn định.

Sự cải thiện về mặt tăng trưởng phản ánh sự hồi phục rộng lớn trong các nền kinh tế tiên tiến, tăng trưởng mạnh về nhập khẩu hàng hóa trong Các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển (EMDE) và sự hồi phục của các nước xuất khẩu hàng hóa. Tăng trưởng tại Trung Quốc - đối tác quan trọng về thương mại với Nga đang có vẻ sẽ tiếp tục giảm tốc vào năm 2018 do có mức tăng trưởng hơn dự tính là 6,9% vào năm 2017.

Kế hoạch kinh tế của ông Putin đã làm dịu đi cơn lốc kinh tế với quần chúng, và đổi hướng nền kinh tế đi về những lĩnh vực phát triển trong tương lai. Nước Nga mà ông Putin được trao quyền kiểm soát và kế thừa di sản của ông Yeltsin vốn bị tàn phá còn tệ hơn khi Liên Xô tan rã. Tổng thống Nga đã ngay lập tức hành động để đảo ngược hiện trạng đất nước theo cách giải quyết 2 thách thức nêu trên.

Và ông Putin đã thành công dù các nhà cầm quyền phương Tây có ý định làm suy yếu nước Nga. Người dân Nga biết rõ điều đó.