Lầu Năm Góc tăng cường sản xuất tên lửa JASSM đối phó S-300

VietTimes -- Ngày 05.11.2018, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức ra tuyên bố cho biết, đã ký một hợp đồng trị giá 350 triệu USD với tập đoàn Lockheed Martin để sản xuất một số lượng không xác định tên lửa không đối đất/hạm Joint Air-to-Surface Standoff Missile (JASSM).
Tên lửa không đối đất/hạm Joint Air-to-Surface Standoff Missile (JASSM).
Tên lửa không đối đất/hạm Joint Air-to-Surface Standoff Missile (JASSM).

“Nhà sản xuất sẽ thực hiện cam kết hỗ trợ toàn bộ vòng đời với những hoạt động liên quan đến tên lửa hành trình JASSM, tên lửa chống tàu tầm xa, tên lửa tấn công mặt đất tầm xa mở rộng JASSM-Extended và bất kỳ biến thể nào của JASSM trong các vẫn đề như nâng cấp hệ thống, tích hợp với các phương tiện, khí tài liên quan, sản xuất dây chuyền, bảo trì bảo dưỡng, điều khiển hỏa lực và cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật”, đại diện của Lầu Năm Góc tuyên bố.

Hợp đồng sản xuất và cung cấp công tác đảm bảo sẽ tiếp tục được thực hiện tại Orlando thuộc bang Florida, hợp đồng sẽ hoàn thành giao hàng vào ngày 17.04.2022.

Theo những thông tin từ tập đoàn Lockheed Martin, JASSM là một tên lửa tầm xa, không đối đất, chính xác cho Mỹ và các lực lượng đồng minh. Được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao, được bảo vệ tốt, cố định và có thể di dời, phạm vi độc lập đáng kể của JASSM giữ cho các phi công thoát khỏi nguy hiểm từ các hệ thống phòng không thù địch.

JASSM là tên lửa hành trình tàng hình, có các cánh đóng mở và cánh đuôi thẳng đứng. tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hai chế độ và đầu đạn phân mảnh xuyên phá, nổ. Tên lửa có chiều dài 4,35m và nặng khoảng 1.000kg. Đầu đạn nặng đến 450kg.

JASSM bay hành trình với tốc độ cận âm, tầm bắn thông thường là 370.4km, trong tình huống nâng tầm có khả năng tấn công mục tiêu trong phạm vi đến 926km.

Hệ thống dẫn đường và phát hiện mục tiêu JASSM. Đầu tự dẫn tên lửa JASSM được lập trình, tự hành trình trên đường bay xác định trước, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, ngoài ra còn được hỗ trợ xác định vị trí bằng hệ thống định vị toàn cầu chống chế áp (AJGPS), và con quay laser 3 bậc tự do đo quán tính.

Để xác định mục tiêu cần tiêu diệt, đầu đạn được trang bị khí tài trinh sát hồng ngoại (I2R), và khí tài tự động xác định mục tiêu thông qua quang ảnh điện tử (ATC) giúp tên lửa tấn công với độ chính xác cao.

Tên lửa có thể được trang bị hệ thống tấn công tự động chi phí thấp (LOCAAS) và các đầu đạn thứ cấp, tích hợp một bộ khí tài phát hiện mục tiêu và đo xa laser (LADAR), hệ thống tìm kiếm mục tiêu bằng radar sóng milimét (MMW).

Cấu trúc thiết kế của tên lửa mang tính tàng hình, có thể vượt qua hệ thống phòng không tên lửa đánh chặn các loại.

JASSM được trang bị cho các máy bay B-1B, B-2, B-52, F-16 và F-15E của Không quân Mỹ. B-1B cũng có thể được trang bị tên lửa tầm xa JASSM-ER. Trên thị trường vũ khí quốc tế, JASSM được trang bị cho máy bay F/A-18A/B và máy bay F-18C/D.

Trong điều kiện các quốc gia hạng trung khác nhau như Syria, Iran và nhiều quốc gia nữa mua sắm các tổ hợp tên lửa tầm xa trung S-300, một số nước khác mua sắm các phương tiện tương đương của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đặt nhiều hy vọng vào loại tên lửa hành trình tàng hình JASSM. Những tên lửa này, với hiệu quả tác chiến vượt trội và giá thành không cao, JASSM và JASSM-ER có thể sẽ là loại tên lửa hành trình tốt nhất mà Mỹ và đồng minh sử dụng để đánh bại các tổ hợp phòng không hiện đại, được sản xuất ở Nga và Trung Quốc.

Không quân Úc thử nghiệm phóng tên lửa hành trình JASSM trên F/A-18A. Video: Royal Australian Air Force.