Làm thế nào để chụp được những bức ảnh đẹp về hoàng hôn?

VietTimes -- Chụp ảnh hoàng hôn là chủ đề yêu thích của bất kỳ nhiếp ảnh gia nào. Màu sắc phong phú, ánh sáng ấn tượng có thể tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp về hoàng hôn. Tuy nhiên, bạn có thể thấy rằng máy ảnh thường chỉ chụp được những hình ảnh “yếu ớt” của hoàng hôn mà bạn nhìn thấy bằng mắt thường.
Ảnh minh họa (theo Digital Trends)
Ảnh minh họa (theo Digital Trends)

Hầu hết chúng ta đều bị “cám dỗ” chụp hoàng hôn từ lần đầu tiên nhìn thấy cảnh này. Nhưng bạn nên dành thời gian lâu hơn một chút để đảm bảo mọi thứ đều hoàn hảo.

Thiết lập độ dài tiêu cự và lựa chọn điểm quan sát sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho hình ảnh. Chụp nhanh góc rộng có thể chụp được khu vực rộng nhất của bầu trời nhưng không tạo ra bố cục đẹp nhất. Một tiêu cự dài hơn và một điểm ngắm cẩn thận hơn có thể tạo ra một hình ảnh tuyệt vời hơn nhiều. Mặt trời trông sẽ to hơn trong khung hình và bạn có thể kiểm soát nhiều hơn về hình dạng và bóng xuất hiện trong ảnh.

Cách thiết lập máy ảnh để chụp cảnh mặt trời lặn

1. Thử chụp lần đầu tiên để phân tích hình ảnh

Các điều kiện xung quanh thay đổi nhanh chóng, vì vậy bạn nên thực hiện một vài thao tác một cách nhanh chóng trước tiên. Trong hình trên, nhiếp ảnh gia sử dụng ống kính zoom của ở độ dài tiêu cự rộng nhất và đứng gần ngọn hải đăng bằng gỗ này. Một bức hình khá đẹp nhưng mặt lại tương đối nhỏ ở hậu cảnh.

2. Thay đổi độ dài tiêu cự

Hãy thử di chuyển xa hơn và sử dụng một tiêu cự dài hơn trước. Ngọn hải đăng có kích thước như nhau nhưng sẽ thẳng và cao hơn vì người chụp không phải nghiêng máy ảnh. Bầu trời như thu nhỏ lại, vì vậy mặt trời trông lớn hơn ánh sáng màu cam phong phú.

3. Chụp với Cân bằng trắng

Nếu bạn để Cân bằng trắng được đặt thành Tự động, máy ảnh có thể tự chỉnh sửa màu, tạo ra tông màu yếu hoặc bị méo. Để chụp lại màu sắc một cách chân thực nhất, bạn hãy sử dụng giá trị đặt trước chế độ “Direct Sunlight”.

Làm cho màu sắc của cảnh ấm hơn có thể là một vấn đề đơn giản. Bạn chỉ việc thay đổi cân bằng trắng trên máy ảnh từ Daylight (Ánh sáng ban ngày) sang Cloudy (Có mây) hoặc Shade (Bóng râm).

Nhưng trong những điều kiện chụp nhất định bạn sẽ thấy rằng thiết lập này không phù hợp với toàn cảnh, và khi bạn chụp vào lúc hoàng hôn hoặc mặt trời mọc, ảnh có thể sẽ không được ấm. Nếu bạn đặt cân bằng trắng thành Daylight hoặc Cloudy phù hợp cảnh với hoàng hôn hoặc mặt trời mọc, các vùng bóng sẽ trông rất xanh; nhưng nếu sử dụng một thiết lập như Shade để làm ấm bóng thì bầu trời có thể trở nên quá ấm và quá cam.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là chụp ảnh RAW, đặt cân bằng trắng cho phù hợp với màu hoàng hôn hoặc mặt trời mọc, sau đó điều chỉnh bóng ở giai đoạn chỉnh sửa với Lightroom hoặc Photoshop.

4. "Giấu" mặt trời

Phơi sáng có thể là một vấn đề với hoàng hôn, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra hình ảnh của bạn trên màn hình LCD ngay sau khi chụp. Nếu mặt trời vẫn còn khá cao trên bầu trời, hãy thử giấu mặt trời đằng sau một vật thể khác, chẳng hạn như ngọn hải đăng này. Bạn vẫn nhận được những màu sắc hoàng hôn phong phú, nhưng không có ánh sáng chói.

5. Chế độ đo sáng

Hãy thử sử dụng tính năng đo trọng tâm. Điều này ít phức tạp hơn chế độ đo đa vùng của máy ảnh và dễ bị ảnh hưởng bởi các khu vực rất sáng, nhưng đó chính xác là điều cần thiết để chụp ảnh hoàng hôn. Màu sắc trên bầu trời rất quan trọng và các vật thể ở tiền cảnh chỉ là bóng.  

Làm thế nào để cân bằng ảnh hoàng hôn với một kính lọc Grad ND

Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh mirrorless với kính lọc grad ND để cân bằng độ phơi sáng của hoàng hôn và điều chỉnh cân bằng trắng cho các màu bầu trời chính xác.

1. Thiết lập cảnh chụp của bạn

Khi bạn chụp lúc bình minh hoặc hoàng hôn, máy có thể bị rung vì tốc độ màn trập của bạn sẽ tương đối lâu. Vì vậy, hãy đặt máy ảnh trên giá ba chân và sử dụng điều khiển hành từ xa để đảm bảo máy ảnh không di chuyển trong khi phơi sáng. Để có chất lượng hình ảnh tối ưu, bạn nên giữ ISO thấp, ở mức 100 hoặc 200.

2. Đặt cân bằng trắng

Trong khi chúng ta thường điều chỉnh cân bằng trắng trong Lightroom, bạn vẫn nên chọn cài đặt thích hợp khi chụp ảnh vì điều này có thể ảnh hưởng đến phơi sáng, đặc biệt là tông màu vàng và cam trên bầu trời. Đối với ảnh chụp mặt trời mọc và mặt trời lặn, bạn nên sử dụng cài đặt chế độ Daylight để giữ màu sắc chân thực nhất.

3. Chụp ảnh RAW

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng DSLR của bạn được cài đặt chụp ảnh RAW, vì điều này sẽ cho phép bạn áp dụng các điều chỉnh chọn lọc cho hình ảnh, đồng thời tinh chỉnh phơi sáng tổng thể và cân bằng trắng trong Lightroom hoặc Photoshop mà không làm giảm chất lượng của chúng.

4. Chế độ Manual

Phơi sáng chính xác khi chụp lúc mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn có thể khó khăn ở bất kỳ chế độ chụp tự động nào, ngay cả khi bạn đang sử dụng bộ lọc grad. Vì vậy, đặt DSLR của bạn ở chế độ Thủ công, chọn khẩu độ hẹp như f/16 hoặc f/22 để giữ cho hình ảnh sắc nét và điều chỉnh tốc độ cửa trập cho đến khi màn hình đo sáng ở trung tâm.

5. Lắp một kính lọc grad ND

Cách dễ nhất để chụp chi tiết tối đa ở cả bầu trời tối hơn và bầu trời sáng hơn trong hầu hết các cảnh mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn là sử dụng kính lọc grad để giảm độ tương phản.

6. Kiểm tra độ phơi sáng

Kiểm tra phơi sáng và xem lại hình ảnh bằng cách sử dụng biểu đồ hiển thị - bạn có thể truy cập hình ảnh này trên nhiều máy DSLR bằng cách nhấn nút info khi ở chế độ Playback. Đảm bảo rằng biểu đồ không bị cắt ở cạnh phải, vì điều này cho biết rằng các điểm nổi bật bị cắt bớt và sẽ không chứa chi tiết; nếu biểu đồ bị cắt, bạn sẽ cần phải chọn tốc độ màn trập nhanh hơn để giảm phơi sáng và chụp lại một lần nữa.

Theo Digital Trends