Lãi suất có tăng theo tỷ giá?

Sau quyết định phá giá thêm 1% và nới biên độ giao dịch lên 3% của Ngân hàng Nhà nước ngày 19/8, những dấu hiệu tăng lãi suất đầu tiên trên thị trường đã xuất hiện.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng

Trước đó, sau lần điều chỉnhtỷ giálên 1% ngày 1/7, nhiềungân hàngvà chuyên gia đều cho rằng áp lực tănglãi suấttrong những tháng cuối năm là rất lớn. Liệu lãi suất có tăng không và động thái của các ngân hàng trong những tháng còn lại sẽ thế nào? Xung quanh vấn đề này, BizLIVE đã có cuộc trao đổi với TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng.

Theo ông Lực, thông thường, sau khi điều chỉnh tỷ giá tiền đồng, mặt bằng lãi suất tại các ngân hàng sẽ nhích lên do nhu cầu nắm giữ tiền đồng sẽ bị giảm xuống. Tuy nhiên, có cần thiết cùng một lúc làm nhiều biện pháp như vậy không? Cần phải tách bạch rõ ràng và cân đối xem có nhất thiết phải như vậy không?

“Nếu chúng ta làm một lúc quá nhiều biện pháp như thế sẽ tạo ra sự xáo trộn. Trong thời điểm này nếu tăng cả lãi suất đầu vào, đầu ra không phải là bước cần thiết”, ông Lực bình luận.

Nhưng áp lực tăng lãi suất sẽ lớn hơn khi NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ ngày 19/8 vừa qua?

Dù vậy thì thời điểm này vẫn không thể tăng lãi suất được. Thứ nhất, lạm phát đang ở mức thấp, không cần phải tăng lãi suất để chống lạm phát. Hơn nữa, lạm phát thấp thì không có lý do gì để ngân hàng tăng lãi suất đầu vào và đầu ra.

Thứ hai, chủ trương của Chính phủ là tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và NHNN cũng nhấn mạnh xu hướng tiếp tục giảm lãi suất trong những tháng cuối năm, do vậy, nếu tăng lãi suất sẽ đi ngược lại chủ trương này.

Nói như vậy có nghĩa là lãi suất cho vay vẫn sẽ giảm trong thời gian tới?

Thời điểm này cũng không thể giảm lãi suất. Thứ nhất, nếu giảm lãi suất đầu vào thì ngân hàng sẽ khó trong việc huy động, bởi lãi suất huy động hiện nay cao nhất cũng chỉ trên 6%. Hơn nữa, lãi suất huy động cũng phải đảm bảo quyền lời cho người gửi tiền. Nếu chúng ta giảm nữa, e rằng dòng tiền của kênh huy động sẽ chuyển dịch sang kênh đầu tư khác.

Lãi suất cho vay cũng e rằng khó giảm, vì tỷ lệ NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) của các ngân hàng hiện nay tương đối thấp, khoảng 2,5 – 2,7%. Đặc biệt trong bối cảnh năm nay nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng tăng lên, nếu như tỷ lệ NIM quá nhỏ bé, lợi nhuận không thể đảm bảo theo kế hoạch đặt ra hồi đầu năm.

Dù vậy, thị trường vẫn mong muốn giảm lãi suất cho vay thêm nữa?

Quan điểm của tôi là khó. Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của các ngân hàng hiện nay là thấp, khoảng 2,7%. Một yếu tố tác động tới lãi suất, đó là nợ xấu. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang tăng lên do áp theo những quy định mới như Thông tư 02, Thông tư 36, dừng cơ cấu lại nợ…

Nếu tiếp tục giảm lãi suất cho vay thì lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục giảm, không đủ để bù đắp rủi ro trong hoạt động tín dụng đang ở trong bối cảnh tăng lên. Do vậy, để hài hòa các quyền lợi, ngân hàng không thể giảm thêm lãi suất.

Một yếu tố nữa, đó là lãi suất bây giờ không phải là vướng mắc lớn nhất đối với doanh nghiệp. Trong câu chuyện có vay được hay cho vay không, lãi suất hiện nay ổn định và ở mức khá thấp so với nhiều năm vừa qua.

Nói như vậy, lợi nhuận ngân hàng đang phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng?

Cái đó thì đúng. Hiện nay các ngân hàng đang cố gắng đa dạng nguồn thu, hiện tín dụng của ngân hàng chiếm 82% lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng cố gắng phấn đấu và tỷ lệ lý tưởng trong cơ cấu lợi nhuận là 70% – 30%. Nhưng đó sẽ là bước tiến dài.

Hiện Vietcombank, BIDV có nguồn thu từ tín dụng chiếm 72 – 73%, dịch vụ chiếm khoảng 26 – 27%. Tất nhiên tỷ lệ này chưa phải là tốt và vẫn phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn thu này.

Mấy năm trở lại đây các ngân hàng cũng nỗ lực điều chỉnh cơ cấu nguồn thu, tuy nhiên, không mấy cải thiện. Thậm chí có những ngân hàng còn có nguồn thu dịch vụ bị âm. Tại sao vậy?

Có 2 lý do. Một là các ngân hàng đang phải cạnh tranh nên không thể tăng phí dịch vụ được. Thứ hai, trong bối cảnh khách hàng, doanh nghiệp đang rất khó khăn nếu tăng mức phí tương đối cao thì họ không chịu được. Thứ ba nếu tăng phí mà chất lượng dịch vụ chưa phải là tốt thì khách hàng sẽ kêu, phàn nàn.

Thực tế, việc cải thiện nguồn thu cũng xuất phát từ phía ngân hàng. Cũng không thể phủ nhận, dịch vụ ngân hàng cũng đã đa dạng nhưng chưa đầy đủ cho một nền kinh tế thị trường.

Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 8 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tốt hơn, khu vực doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn phần nào giúp khoản mục “lãi dự thu” của các ngân hàng thương mại cũng giảm nhẹ (-4,2%) so với cùng kỳ 2014.

Lãi suất có tăng theo tỷ giá? ảnh 1

Nguồn Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

Hiện tại, khả năng thanh khoản của khu vực ngân hàng khá tốt, tỷ lệ LDR (cho vay/huy động) duy trì ở mức dưới 80%; với huy động và tín dụng ngoại tệ, LDR cũng ở mức dưới 85%. Những tỷ lệ này nằm trong giới hạn an toàn về thanh khoản.

Mặc dù tăng trưởng tín dụng khá, tỷ lệ lãi biên (hệ số NIM) tăng nhẹ, nhưng do trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến khả năng sinh lời của khối NHTM giảm.

TRẦN GIANG theo BizLive