Kilo “hố đen” Việt Nam và đòn thế”ở Biển Đông

VietTimes -- Tạp chí Nhật Bản the Diplomat cho rằng, độ tin cậy và tầm tác chiến của các loại vũ khí mới sẽ giúp tạo ra một năng lực sắc bén trong khuôn khổ hành động hạn chế và kiểm soát biển nếu một cuộc xung đột nóng bùng nổ.
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẽ là một công cụ răn đe đối với những kẻ manh động ở Biển Đông
Lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẽ là một công cụ răn đe đối với những kẻ manh động ở Biển Đông

Chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ 5 đã được Nga bàn giao cho hải quân Việt Nam tại Cam Ranh vào đầu tháng 2/2016.

Theo the Diplomat, trên mỗi tàu Kilo 636 của Việt Nam đều có các cố vấn Nga. Theo quan hệ hợp tác tăng cường với Nga, một cơ sở bảo dưỡng tàu ngầm là một phần trong thoả thuận cung cấp 6 tàu ngầm thông thường cho hải quân Việt Nam.

Tuy nhiên khi kết thúc quá trình giao hàng, chưa rõ lực lượng này sẽ tác động ra sao đến cán cân an ninh tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Đồng thời cũng chưa rõ ảnh hưởng của các tàu Kilo mới đối với hải quân Việt Nam cũng như các chiến dịch thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông.

Với việc tác chiến tàu ngầm như một công cụ răn đe, vẫn có những khoảng cách năng lực quan trọng mà các nhà hoạch định quân sự Việt Nam cần phải xem xét. Hà Nội sẽ cần lưu ý tới những bài học từ những lần va chạm trước đó với Trung Quốc ở Biển Đông.

Dĩ nhiên, không có nghĩa Hà Nội cần theo đuổi một chiến lược (chống tiếp cận) tương tự Trung Quốc. Điều quan trọng với quá trình hiện đại hoá nhanh chóng là cần ít nhất thiết lập được quyền kiểm soát giới hạn trên biển.

Như một số nhà phân tích đã gợi ý, các vũ khí như tàu ngầm sẽ không đủ để thiết lập sự kiểm soát trong bối cảnh có xung đột. Các tàu mặt nước và số lượng của chúng tạo ra một yếu tố cơ bản trong kế hoạch quân sự này, bất chấp tính dễ tổn thương của các tàu mặt nước khi đối phó với tàu ngầm và các tên lửa hành trình tầm xa.

Mặc dù việc bàn giao các tàu ngầm Kilo vẫn đang tiến hành, khả năng vận hành đầy đủ các tàu Kilo mới vẫn cần thêm vài năm nữa. Việt Nam có thể thiết lập khả năng kiểm soát nhờ các loại vũ khí do Nga sản xuất hiện nay đã có trong biên chế, bao gồm các chiến đấu cơ đa nhiệm Su30MK2V và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động K-300P với các tên lửa Orynx.

Năng lực phòng thủ sẽ tăng cường nếu như Việt Nam có khả năng mở rộng khả năng trinh sát và chỉ thị mục tiêu nhằm cung cấp thông tin tốt hơn cũng như dữ liệu mục tiêu phục vụ cho các cuộc tấn công quy ước. Đầu tư vào các hệ thống không người lái như máy bay không người lái HS6L tầm xa, có thể sẽ tăng cường tốt hơn thông tin tác chiến, cũng như đầu tư sâu hơn vào lĩnh vực giám sát vệ tinh có thể tăng cường được thông tin giúp kiểm soát Biển Đông, theo Dilopmat.

Diplomat cho rằng, độ tin cậy và tầm tác chiến của các loại vũ khí mới sẽ giúp tạo ra một năng lực sắc bén trong khuôn khổ hành động hạn chế và kiểm soát biển nếu một cuộc xung đột nóng bùng nổ.

Nỗ lực hiện đại hoá quân đội của Việt Nam trước hết thay thế những trang thiết bị đã cũ kỹ. Nếu mục tiêu của Hà Nội là tăng cường mạnh hơn sự hiện diện ở Biển Đông, Việt Nam cần tư duy vượt qua những gì các tàu ngầm Kilo có thể làm được và xem xét các loại trang bị, vũ khí nào có thể phục vụ tốt hơn mục tiêu của mình, Diplomat khuyến nghị.

T.N